Mặt Trời bị "ngủ đông" 70 năm: Đã xuất hiện thế giới bản sao

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Bí ẩn 4 thế kỷ về 70 năm gián đoạn của chu kỳ Mặt Trời được kỳ vọng sẽ giải mã thông qua việc tìm ra HD 166620, một ngôi sao đang trải qua cùng một hiện tượng.

Theo Science Alert, hiện tượng lạ được quan sát từ những năm 1645 đến 1715 bởi nhiều nhà thiên văn danh tiếng, bao gồm Galileo Galilei, được gọi là "cực tiểu Maunder".

Thông thường, Mặt Trời hoạt động với chu kỳ ổn định mỗi 11 năm: ban đầu hiền hòa, sau đó dần bùng lên mạnh mẽ với những cơn bão Mặt Trời dồn dập, khắc nghiệt rồi lại dịu dần trong phần còn lại của chu kỳ. Thế nhưng trong 70 năm "ngủ đông" đó, các vết đen Mặt Trời ngưng xuất hiện, tức Mặt Trời bỗng trở nên hiền lành, tĩnh lặng đáng sợ.

Sự thay đổi của Mặt Trời trong một chu kỳ 11 năm thông thường - Ảnh: NASA

Sự thay đổi của Mặt Trời trong một chu kỳ 11 năm thông thường - Ảnh: NASA

Tất nhiên các nhà khoa học không thể quay ngược thời gian để tìm hiểu thêm về cực tiểu Maunder. Để giải đám bí ẩn, nhà vật lý Anna Baum từ Đại học Lehigh và các cộng sự đã theo dõi 59 ngôi sao có đặc điểm tương tự Mặt Trời trong vài thập kỷ, theo tờ PHYS.

Cuối cùng, họ đã xác định được HD 166620 cũng có hành vi tương tự. Trước đây nó hoạt động với chu kỳ 17 năm, nhưng từ 2003 đến nay đã không còn xuất hiện vết đen nào.

HD 166620 là một ngôi sao cách xa 36 năm ánh sáng, có kích thước và khối lượng khoảng 80% so với Mặt Trời và khoảng 6 tỉ năm tuổi.

Việc phát hiện ra một "bản sao" mang hành vi ngủ đông này cho thấy Mặt Trời của chúng ta không đơn độc. HD 166620 sẽ được nghiên cứu tiếp tục để tìm hiểu xem liệu cái gì đã dẫn đến giai đoạn cực tiểu bí ẩn này cũng như có thể đem lại nhiều dữ liệu khác để chúng ta hiểu thêm về Mặt Trời của chúng ta, như một cách soi gương.

Nghiên cứu vừa công bố trên Astronomical Journal.

Choáng: Đài thiên văn bắt được tín hiệu 97 ”hệ mặt trời” mới ra đời

VLA và ALMA, 2 hệ thống đài quan sát thiên văn vô tuyến "hạng nặng" của nhân loại, đã thu thập được bộ dữ liệu ngoạn mục về 97 ngôi sao non trẻ mang đĩa tiền hành...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Anh ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN