Mặt trái đáng lo ngại của "cơn sốt" ChatGPT và AI

Sự kiện: ChatGPT

ChatGPT đã trở thành từ khóa gây chú ý đối với nhiều người trên thế giới.

Đầu năm 2023, ChatGPT đã trở thành từ khóa gây chú ý đối với nhiều người trên thế giới. Tại Việt Nam, dù chưa được OpenAI hỗ trợ nhưng ngày càng có nhiều người tìm cách đăng ký quyền truy cập ChatGPT.

Hiện, ChatGPT đã hiểu và tương đối thông thạo tiếng Việt, thậm chí có thể viết văn, làm thơ, giải toán hoặc viết code theo yêu cầu chỉ trong vài giây. Công cụ này đã thu hút rất nhiều người sử dụng trong những tháng gần đây và trở thành "hot trend" trên các mạng xã hội.

ChatGPT là một chatbot ứng dụng AI.

ChatGPT là một chatbot ứng dụng AI.

ChatGPT và các công cụ AI sẽ mở ra những cơ hội hoàn toàn mới cho thế giới kinh doanh, như giúp doanh nghiệp giảm thiểu số lượng lao động thủ công, tinh gọn hoạt động, nâng cao trải nghiệm và dịch vụ khách hàng, phân tích dữ liệu giúp doanh nghiệp đưa ra những ý tưởng sáng tạo phù hợp với người tiêu dùng, tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Tuy nhiên, theo ông Pierre Samson - Giám đốc Doanh thu (CRO) của Hackuity, người dùng cần phải hết sức lưu ý bởi các công cụ AI vốn là con dao hai lưỡi. Chúng có thể giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn, nhưng đồng thời cũng là những “trợ thủ” đắc lực cho những kẻ tấn công mạng.

Một khảo sát của Salesforce lấy ý kiến từ nhiều nhân sự IT cấp cao cho thấy rằng trong khi 2/3 (67%) số người được hỏi đang ưu tiên phát triển AI tạo sinh (generative AI) cho công việc trong tương lai gần thì cũng khoảng chừng ấy (71%) số người được hỏi tin rằng AI sẽ mang đến những rủi ro an ninh mới cho dữ liệu.

"Những kẻ tấn công đã và đang dùng ChatGPT và AI tạo sinh để viết mã độc, tạo ra các virus và phần mềm gián điệp. Đáng sợ hơn là chúng có thể bị tin tặc khai thác để truy cập thông tin nhạy cảm của công ty hoặc thực hiện các hành động chống phá doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn xuất hiện lo ngại các công ty AI có thể đưa những thông tin bí mật vào các ứng dụng chatbot trong tương lai", ông Pierre Samson cảnh báo.

Mặc dù vậy, theo ông, chúng ta cũng không nên quá lo lắng. Những “bước tiến” này thực ra không hoàn toàn là những sự phát triển gì mới mẻ - chúng đơn thuần chỉ là việc nâng tầm những thủ thuật “truyền thống” của các hacker. Tương tự, các công cụ AI có thể được sử dụng bởi các chuyên gia an ninh mạng cho các nhiệm vụ bảo mật - từ việc phát hiện các nguy cơ về an ninh mạng đến những giải pháp để phòng bị.

Qua đó, ông Pierre Samson khuyến nghị: "Trước những mối đe dọa mới, các tổ chức cần đánh giá xem liệu ChatGPT có thể mang đến những rủi ro tiềm tàng nào từ những bề mặt tấn công cụ thể. Điều này không có nghĩa là doanh nghiệp phải đánh giá lại toàn bộ về an ninh mạng, tuy nhiên cần cẩn thận hơn trong việc giữ cho hệ thống an ninh mạng được an toàn, có được sự bảo vệ hiệu quả".

Theo một nghiên cứu gần đây của Cisco, chỉ 17% tổ chức ở Việt Nam có chỉ số sẵn sàng cần thiết ở mức “trưởng thành” để có thể chống lại các rủi ro an ninh mạng hiện đại ngày nay, hơn một nửa trong số đó ở giai đoạn “mới bắt đầu” (5%) hoặc giai đoạn “hình thành” (46%).

Nguồn: [Link nguồn]

Sốc: ChatGPT tạo ra key bản quyền dùng được cho Windows 10 và 11

ChatGPT có thể tạo ra các key bản quyền Windows 11 đang hoạt động hoàn toàn miễn phí.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Phạm ([Tên nguồn])
ChatGPT Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN