Mạng xã hội TikTok tiếp tục là tâm điểm của cả công nghệ và chính trị
Bên lề những lo ngại về chính trị, Apple phủ nhận các báo cáo tuyên bố hãng này quan tâm đến việc mua lại ứng dụng TikTok.
Theo thông báo mới nhất, Tổng thống Mỹ - Donald Trump sẽ trao cho Microsoft quyền thực hiện thỏa thuận với ByteDance của Trung Quốc (trước ngày 15/09) để sở hữu và vận hành TikTok tại Mỹ, Canada, Úc và New Zealand. Chính quyền Nhà Trắng lo ngại rằng các công ty công nghệ Trung Quốc sẽ thu thập dữ liệu từ người tiêu dùng và các tập đoàn của Mỹ và gửi dữ liệu đó đến một máy chủ ở Bắc Kinh.
Chính điều này đã khiến Mỹ gọi các công ty có trụ sở tại Trung Quốc là các mối đe dọa an ninh quốc gia, ví dụ như Huawei và ZTE. Đây có thể là lý do tại sao Tổng thống Mỹ đang có ý định cấm hoàn toàn ứng dụng quay video ngắn – TikTok ở Mỹ.
Apple phủ nhận về tin đồn mua lại TikTok
Trong khi Microsoft dường như là công ty duy nhất của Mỹ bày tỏ sự quan tâm trong việc mua TikTok thì nguồn tin Axios báo cáo rằng, các công ty khác của Mỹ cũng đang quan tâm đến ứng dụng đã được cài đặt hơn 2 tỷ lượt từ cửa hàng Google Play và App Store này. Một trong những công ty được cho là đang xem xét thỏa thuận mua TikTok là Apple.
Mạng xã hội TikTok đang được nhiều người yêu thích.
Dan Primack của Axios cho rằng, ông đã được nhiều nguồn tin hé lộ Apple quan tâm đến TikTok. Việc mua TikTok chắc chắn sẽ tiêu tốn của “Nhà Táo” hơn 3 tỷ USD mà “gã khổng lồ” công nghệ đã bỏ ra để mua Beats Audio vào năm 2014. Đó là vụ mua lại lớn nhất từng được Apple thực hiện bởi hãng này thường chỉ mua cho các công ty nhỏ hơn và sau đó 1 – 2 năm sẽ áp dụng vào iPhone.
Thực tế, TikTok có vẻ phù hợp với phân khúc kinh doanh lớn nhất của Apple - Dịch vụ với các ứng dụng tạo ra doanh thu từ phí đăng ký định kỳ do người dùng trả. Mặc dù TikTok là một ứng dụng miễn phí nhưng lại là "mỏ vàng" của các nhà quảng cáo. Do đó, ngay cả khi Apple chê TikTok, đây vẫn là một thỏa thuận hấp dẫn với nhiều công ty công nghệ khác.
Mỹ có thu được lợi nhuận từ bất kỳ việc công ty Mỹ mua TikTok không?
Bằng cách đặt thời hạn 15/09 để hoàn thành một thỏa thuận, ông Trump có thể mang lại nhiều bất lợi tới người dùng Mỹ. Vì việc định giá của TikTok không hề dễ dàng. Nếu đến thời hạn này mà vẫn không có giao dịch diễn ra, Tổng thống sẽ buộc phải cấm một ứng dụng rất phổ biến tại Mỹ.
Tại Trung Quốc, ByteDance, cha đẻ của TikTok đang bị coi là kẻ phản bội vì đã đồng ý bán TikTok cho một công ty của Mỹ. Mặc dù TikTok không hoạt động tại Trung Quốc nhưng ByteDance là một công ty có trụ sở tại Trung Quốc.
Ứng dụng TikTok có nhiều nội dung khá thú vị.
Trong khi đó, tại Mỹ, người dùng TikTok đang có xu hướng nhảy sang các nền tảng đối thủ. Ứng dụng video ngắn - Clash đã ra mắt sớm hơn nhiều tháng so với kế hoạch để tận dụng sự rối loạn xung quanh TikTok và Reels của Instagram cũng sắp ra mắt. Snapchat cũng đang cạnh tranh với TikTok thông qua một dịch vụ mà nó đang thử nghiệm và có những ứng dụng khác đã có sẵn như Byte và Triller.
Mới đây, Tổng thống Trump cũng đã đưa ra ý tưởng thu phần trăm của bất kỳ thỏa thuận nào mua lại TikTok từ một công ty Mỹ. Tuy nhiên, việc có được lợi nhuận của chính phủ Mỹ từ thương vụ mua - bán TikTok sẽ khiến mối quan hệ hiện tại giữa hai cường quốc kinh tế Mỹ - Trung trở nên tồi tệ hơn nhiều.
Với thiết kế thú vị và bổ sung thêm tính năng khử tiếng ồn, tai nghe Galaxy Buds đã giúp Samsung rút ngắn khoảng cách với...
Nguồn: [Link nguồn]