Mảng viễn thông mang về hơn 14,7 ngàn tỉ đồng cho "ông lớn" này trong năm 2022

Sự kiện: Công nghệ

Doanh thu khối Viễn thông họ đã tăng trưởng 16,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 14.730 tỷ đồng.

Tập đoàn FPT vừa công bố báo cáo tài chính năm 2022. Theo đó, kết thúc năm 2022, FPT ghi nhận doanh thu 44.017 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.654 tỷ đồng, lần lượt tăng 23,4% và 20,8% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 104% mục tiêu doanh thu và 100% lợi nhuận. EPS (Earning Per Share) đạt 4.421 đồng/cổ phiếu, tăng trưởng 22,2% so với năm trước.

FPT là một trong những "ông lớn" công nghệ của Việt Nam.

FPT là một trong những "ông lớn" công nghệ của Việt Nam.

Khối Công nghệ (bao gồm dịch vụ CNTT trong nước và dịch vụ CNTT nước ngoài) tiếp tục giữ vai trò chủ chốt, đóng góp 58% doanh thu và 45% lợi nhuận trước thuế của toàn tập đoàn này, tương đương 25.521 tỷ đồng và 3.421 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 23,1% và 22,2% so với năm trước.

Trong đó, doanh thu dịch vụ CNTT tại nước ngoài đạt 18.935 tỷ đồng, tăng 30,2%, lợi nhuận trước thuế đạt 2.987 tỷ đồng, tăng 23,3% so với năm 2021. Các thị trường trọng điểm đều giữ được đà tăng trưởng cao, đặc biệt tại thị trường Mỹ (tăng 50%) và châu Á - Thái Bình Dương (tăng 36,4%). Thị trường Nhật Bản mặc dù chịu tác động của việc đồng Yên mất giá nhưng vẫn tăng trưởng 16% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu chuyển đổi số đạt 7.349 tỷ đồng, tăng trưởng 33% so với cùng kỳ.

Mảng dịch vụ CNTT tại thị trường nước ngoài cũng ghi nhận doanh thu ký mới đạt 21.594 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD), tăng trưởng 39% so với năm trước, tạo đà tăng trưởng tốt cho năm 2023. Trong đó, nhờ mở rộng hiện diện trên 29 quốc gia trên toàn cầu, số lượng hợp đồng ký mới có quy mô doanh thu trên 5 triệu USD/dự án đạt 31 hợp đồng, tăng 63,2% so với cùng kỳ. Với những kết quả này, FPT đã được Bộ Thông tin và Truyền thông tặng bằng khen về việc có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị trường quốc tế năm 2022.

Mảng dịch vụ CNTT tại thị trường trong nước đạt doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt 6.586 tỷ đồng và 434 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng 6,3% và 15,3% so với cùng kỳ. Trong đó, các sản phẩm, giải pháp thuộc hệ sinh thái "Made by FPT" mang lại 1.150 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 54,3% so với cùng kỳ.

Hệ sinh thái công nghệ Made by FPT là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của FPT trong dài hạn. Hệ sinh thái được phát triển dựa trên các nền tảng công nghệ lõi gồm AI, Blockchain, Cloud, IoT và Lowcode; có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trọng yếu như chính phủ điện tử, giao thông, y tế, tài chính ngân hàng, viễn thông, giáo dục, sản xuất…

Tháng 9/2022, FPT đã cho ra mắt dòng chip vi mạch đầu tiên ứng dụng trong sản phẩm IoT cho lĩnh vực y tế, hiện thực hóa giấc mơ sản xuất linh kiện bán dẫn khởi tạo bởi trí tuệ Việt. Trong hai năm tiếp theo, FPT dự kiến cung ứng ra thị trường toàn cầu 25 triệu đơn vị chip.

Doanh thu khối Viễn thông tăng trưởng 16,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 14.730 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 17,6%, đạt 2.818 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu dịch vụ viễn thông tăng trưởng 15,5%, đạt 13.954 tỷ đồng.

Nhu cầu giáo dục ngành công nghệ thông tin tăng mạnh đã góp phần thúc đẩy doanh thu của mảng Giáo dục của FPT tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4.712 tỷ đồng. Năm 2022 chứng kiến hệ thống giáo dục FPT Education chính thức vượt cột mốc Mega với quy mô trên 100.000 người học quy đổi trên toàn hệ thống.

Trước đó, vào tháng 9/2022, FPT đã cho ra mắt dòng chip vi mạch đầu tiên ứng dụng trong sản phẩm IoT cho lĩnh vực y tế, hiện thực hóa giấc mơ sản xuất linh kiện bán dẫn khởi tạo bởi trí tuệ Việt. Trong hai năm tiếp theo, FPT Semiconductor dự kiến cung ứng ra thị trường toàn cầu 25 triệu đơn vị chip. Đồng thời, doanh nghiệp đặt kế hoạch đưa ra thị trường thêm 7 dòng chip khác nhau trong năm 2023, phục vụ cho hàng loạt lĩnh vực công nghệ, viễn thông, IoT, thiết bị chiếu sáng, thiết bị thông minh, công nghệ trên ô tô, năng lượng, điện tử điện lạnh.

Cùng với việc tăng trưởng mạnh về doanh số, FPT cũng không ngừng mở rộng quy mô hiện diện trên toàn cầu. 04 văn phòng mới được khai trương tại Mỹ, Đan Mạch, Nhật Bản và Thái Lan mở rộng hơn nữa cơ hội tăng trưởng và khả năng cung ứng dịch vụ 24/7 cho khách hàng trên quy mô toàn cầu. Trong lĩnh vực dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài, Tập đoàn hiện đang cung ứng các công nghệ và giải pháp chuyển đổi số đến hơn 1.000 khách hàng toàn cầu dựa trên các công nghệ nổi bật như AI, IoT, Cloud, Blockchain, Big Data, RPA….

”Ông trùm” viễn thông Viettel công bố doanh thu ”khủng” năm 2022

Nguồn doanh thu chủ lực từ viễn thông được Viettel duy trì khi tiếp tục giữ vững vị trí nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động số 1 Việt Nam với 54% thị phần.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Phạm ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN