"Mạng nhện tử thần" giăng cách Trái Đất 2.100 năm ánh sáng: Tương lai Mặt Trời?

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

NASA vừa công bố những hình ảnh đặc biệt về tinh vân Veil, vừa được xác định là tàn dư dạng mạng nhện của một ngôi sao khổng lồ đã chết.

Theo NASA, vị trí cách Trái Đất 2.100 năm ánh sáng này từng là nơi trú ngụ của một ngôi sao lớn gấp 20 lần Mặt Trời. Nó đã phát nổ thành siêu tân tinh cách đây 10.000 năm, tương đương với thời điểm Trái Đất vừa kết thúc kỷ băng hà sau cùng. Tàn tích của nó chính là Vòng lặp Cygnus, với phần có thể nhìn thấy được là tinh vân Veil.

Tinh vân Veil là một mạng nhện ánh sáng với những sợi tơ khí ion hóa tuyệt đẹp - Ảnh: NASA

Tinh vân Veil là một mạng nhện ánh sáng với những sợi tơ khí ion hóa tuyệt đẹp - Ảnh: NASA

Những bức ảnh mà kính viễn vọng không gian Hubble của NASA và ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) chụp được cho thấy một "mạng nhện" tuyệt đẹp được đan bằng các sợi khí ion hóa. Tinh vân này thuộc dạng nổi tiếng nhất vũ trụ bởi khoảng cách giữa nó và Trái Đất đủ gần để các ống kính thiên văn thuận tiện quan sát.

Sử dụng các kỹ thuật xử lý mới, hydro và nit ơ ion hóa được thể hiện qua màu đỏ, trong khi oxy ion hóa kép xuất hiện với màu xanh lam. Tinh vận tuyệt đẹp này vẫn tiếp tục mở rộng, ở một số hướng đạt vận tốc lên tới 932.000 dặm/giờ.

"Làn sóng chuyển động nhanh từ vụ nổ cổ xưa đang cày nát một bức tường khí lạnh, dày đặc hơn giữa các vì sao, phát ra ánh sáng. Tinh vân nằm dọc theo rìa của một bong bóng khí lớn mật độ thấp đã được thổi vào không gian bởi ngôi sao đang chết, tức trước khi nó phát nổ" – tờ Daily Mail trích dẫn nhận định từ NASA.

Những tinh vân như thế này được coi là "cửa sổ thời gian", giúp chúng ta nhìn thấy tương lai của Mặt Trời. Ngôi sao mẹ già cả của Trái Đất được dự đoán hết năng lượng trong vòng 5 tỉ năm nữa, sau đó sẽ bùng lên thành người khổng lồ đỏ trước khi xẹp lại và tiếp tục sụp đổ, với đích đến cuối cùng là siêu tân tinh – cái chết rực rỡ.

Phát hiện vùng ”quái vật địa ngục” sắp nổ, cận kề Trái Đất

Cepheus spur là một thế giới đầy những ngôi sao "quái vật" màu xanh lam cực nóng, lớn gấp 3-6 lần Mặt Trời và sắp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Anh ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN