Mang điện thoại vào nhà vệ sinh: Hành động tưởng bình thường nhưng ẩn chứa hiểm họa khôn lường
Nhiều người trong chúng ta vẫn giữ thói quen cầm theo điện thoại vào nhà vệ sinh mà không biết những tác hại nguy hiểm phía sau hành động này.
Theo một nghiên cứu của Anh, người dân nước này dành trung bình hơn 3 tiếng mỗi tuần ở trong nhà vệ sinh trong khi thời gian khuyến nghị chỉ là 1 tiếng 45 phút, tức khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày. Điện thoại di động là nguyên nhân chính dẫn đến tình trang này, Khoảng 75% người Mỹ đã thừa nhận rằng họ mang theo điện thoại vào nhà vệ sinh. Tuy nhiên, hành động này ẩn chứa nhiều hậu quả khôn lường.
Điện thoại trở thành ổ vi khuẩn
Khi người dùng mang điện thoại vào nhà vệ sinh, vi khuẩn từ các bề mặt có thể bám dính vào điện thoại một cách dễ dàng và nhanh chóng. Lấy điện thoại làm vật trung gian, vi khuẩn dần lan sang tay và cả vùng kín của người dùng. Điện thoại cũng có thể dính vi khuẩn từ bất cứu bề mặt nào trong phòng tắm khi bạn đặt chúng xuống để rửa tay hoặc xả nước.
Điện thoại có thể dễ dàng dính vi khuẩn từ các bề mặt trong nhà vệ sinh, từ đó trở thành ổ vi khuẩn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng điện thoại là một trong những vật dụng dễ làm lây lan vi khuẩn MRSA (tụ cầu khuẩn kháng kháng sinh) trong các môi trường y tế. Điều này có nghĩa bất cứ bệnh nhân nào cũng có nguy cơ bị lây nhiễm vì chiếc điện thoại.
Bị bệnh trĩ và các vấn đề liên quan đến đường ruột khác
Theo các bác sĩ, sẽ không có vấn đề gì nếu chúng ta ngồi trong nhà vệ sinh trong vòng 1 – 15 phút. Tuy nhiên, nếu ngồi lâu hơn, phần ruột của chúng ta sẽ phải chịu áp lực không cần thiết. Bệnh trĩ là một trong những triệu chứng nghiêm trọng do ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu, tiếp đó là bệnh sa trực tràng.
Không thể thực sự thả lỏng và thư giãn
Điện thoại không chỉ khiến não bộ của chúng ta lúc nào cũng ở trong trạng thái căng thẳng mà còn làm chúng ta khó lòng tập trung vào những hoạt động thường ngày. Nếu bạn cần nghỉ ngơi, đừng cầm điện thoại vào nhà vệ sinh. Thay vào đó, hãy thử thả lòng và tập thiền hoặc tập một vài bài thể dục nhẹ nhàng. Vận động cơ thể sẽ giúp bạn kích hoạt não bộ. Bên cạnh đó, bạn nên từ từ thưởng thức bữa ăn thay vì ăn ào ào cho xong bữa.
Trong trường hợp không thích thiền, bạn có thể chọn cho mình những cuốn sách với các chủ đề yêu thích. Đọc sách thu hút bạn với những câu từ mượt mà, đầy hấp dẫn, nhờ vậy tránh xa sự cám dỗ của điện thoại.
Dễ coi việc ở trong nhà vệ sinh như một cách để trốn tránh
Phần lớn những người tham gia một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2016 đều sử dụng điện thoại như một phương tiện để đè nén những cảm xúc tiêu cực của bản thân. Nghiên cứu này cũng chỉ ra các học sinh, sinh viên dùng điện thoại để chống lại cảm giác nhàm chán.
Việc sử dụng điện thoại liên tục như một chiến lược đối phó có thể sẽ để lại tác động nghiêm trọng đối với sức khỏe tinh thần của chúng ta. Dù vậy, nghiên cứu này cũng cho thấy điện thoại về cơ bản có khả năng giúp một số người ứng phó với những tình huống căng thẳng.
Sử dụng điện thoại quá nhiều, ngay cả khi đi vệ sinh, chúng ta dễ dàng trở thành những "con nghiện".
Lãng phí thời gian
Theo một nghiên cứu, chúng ta dành trung bình khoảng 90 phút mỗi ngày để dùng điện thoại, ước tính sẽ tốn khoảng 3,9 năm cuộc đời. Điều này có nghĩa điện thoại có khả năng khiến chúng ta xao lãng khỏi công việc và các hoạt động thường ngày. Nghiên cứu này chỉ ra các nhân viên lãng phí khoảng 5 tiếng mỗi tuần vào những thứ không liên quan đến công việc. Nhiều người kiểm tra email cá nhân, lướt mạng xã hội trong thời gian làm việc.
Trở thành “con nghiện” điện thoại
Ba dấu hiệu cho thấy một người bị nghiện điện thoại gồm sợ phải ra khỏi nhà mà không mang theo điện thoại, sợ không thể gửi hoặc nhận tin nhắn và cảm giác như bản thân đang nhận những cảnh báo. Nhiều nhà khoa học không hay sử dụng từ “nghiện” để nói về tình trạng này nhưng nó thực sự tồn tại.
Đa số các chứng nghiện đều có liên quan đến việc truyền dẫn hoóc môn dopamine. Điện thoại mang đến cảm giác tương tự như vậy, khiến người dùng cảm thấy vui vẻ mỗi lần sử dụng. Các tác hại tiêu cực của việc dùng điện thoại quá nhiều gồm thiếu tự tin, lo lắng, thậm chí là trầm cảm.
Nguồn: [Link nguồn]
Đó là tiêu đề bài đăng trên Mashable, phân tích rõ hàng loạt lý do khiến nhiều người chưa thể xóa tài khoản Facebook của...