Mạng 5G phát triển "thần tốc", đã có mặt tại hơn 30 quốc gia

Sự kiện: Mạng 5G

Đó là thông tin được đại diện Qualcomm chia sẻ trong một sự kiện về chuyển đổi số.

Hãng công nghệ Qualcomm vừa tham dự Diễn đàn Cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp cùng các bộ, ngành tổ chức với chủ đề “Chủ trương và chương trình hành động của Việt Nam chủ động tham gia cách mạng công nghiệp 4.0”.

Bên lề chương trình, đại diện tập đoàn Qualcomm đã tổ chức một buổi tọa đàm để thảo luận sâu hơn về tình hình kinh tế Việt Nam trong tiến trình chuyển đổi số tiến tới nền công nghiệp 4.0, vai trò của mạng 5G và các công nghệ liên quan như IoT (Internet vạn vật) và AI (trí tuệ nhân tạo) trong kỷ nguyên số, và cách thức tiếp cận giúp doanh nghiệp Việt Nam bứt phá và cạnh tranh trong quá trình hội nhập toàn cầu.

Mạng 5G sẽ hỗ trợ kỷ nguyên vạn vật kết nối.

Mạng 5G sẽ hỗ trợ kỷ nguyên vạn vật kết nối.

Phát biểu mở đầu buổi tọa đàm, bà Penny Baldwin - Giám Đốc Marketing của Qualcomm (CMO) cho biết, công nghệ 5G đã có mặt tại hơn 30 quốc gia trên toàn thế giới chỉ sau 6 tháng kể từ khi được chính thức giới thiệu, tức nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ phát triển của 4G trước đây. Việc các nước nhanh chóng phát triển 5G cho thấy thế giới nhận biết được tầm quan trọng và khả năng thay đổi mạnh mẽ của công nghệ này tới mọi lĩnh vực từ kinh tế, sản xuất, cho tới xã hội. 

"Với tốc độ truyền tải thông tin cao có thể gấp hàng trăm lần thế hệ công nghệ cũ, 5G hứa hẹn mang lại cho người dùng điện thoại trải nghiệm hoàn toàn mới. Đặc biệt, nhờ độ trễ thấp và mức ổn định cao, 5G còn là nền tảng để các công nghệ đột phá hơn như thực tế ảo (Virtual Reality - VR) hay thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality - AR). Người dùng điện thoại cũng được đắm chìm trong thế giới mới, vốn không thể thực hiện được trong thời đại 4G do khả truyền thông tin thấp và thiếu ổn định", đại diện Qualcomm khẳng định.

Thêm một điểm đặc biệt của 5G là nó không chỉ gói gọn cho điện thoại. Theo đánh giá của các chuyên gia, công nghệ kết nối thế hệ mới này có khả năng làm thay đổi tất cả các ngành công nghiệp của nền kinh tế cũng như mọi lĩnh vực trong xã hội - từ y tế, bán lẻ, tới sản xuất, nông nghiệp, và rất nhiều ngành nghề khác.

Mạng 5G có tốc độ phát triển "thần tốc" hơn 4G.

Mạng 5G có tốc độ phát triển "thần tốc" hơn 4G.

Một điểm đặc biệt cuối cùng làm nên sự khác biệt của 5G so với các thế hệ kết nối trước đó chính là công nghệ này sẽ làm thay đổi cách thức con người giao tiếp với đồ vật, cũng như cách các đồ vật giao tiếp với nhau. Nhờ sự kết nối chặt chẽ và hiệu quả cao của 5G, công nghệ IoT sẽ ngày càng được nhân rộng. Theo dự báo của Qualcomm, số lượng thiết bị IoT sẽ tăng nhanh từ 8 tỉ lên tới hơn 20 tỉ chỉ trong vài năm tới. 

Hiện, Qualcomm đã đầu tư 60 tỉ USD cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Với tầm nhìn chú trọng vào dữ liệu từ rất sớm, Qualcomm đã tập trung nguồn lực cho các công nghệ chuyển tải dữ liệu từ khi phần lớn ngành viễn thông vẫn đang tìm cách chuyển tải giọng nói. Nhờ sự nhạy bén đó, hiện nay Qualcomm làm chủ một số lượng sáng kiến lớn, là nền tảng phát triển cho phần lớn các công nghệ điện thoại hiện nay. Đồng thời, các sản phẩm như chipset điện thoại và thiết bị của Qualcomm cũng trở thành sự lựa chọn cho các nhà sản xuất thiết bị.

Tại Việt Nam, Qualcomm đã có mối quan hệ lâu dài với chính phủ và thường xuyên đưa ra các khuyến nghị về việc phát triển mạng không dây. Đặc biệt, trong quá trình triển khai 5G của Việt Nam, Qualcomm đã hợp tác chặt chẽ với Chính phủ, các nhà mạng, cũng như các doanh nghiệp tư nhân để giúp Việt Nam thực hiện đúng kế hoạch phủ sóng 5G vào năm 2020. Cụ thể, Qualcomm đã đưa ra các khuyến nghị với Chính phủ về việc quy hoạch cả băng tần tầm trung (mid-band) là sub-6 (dải 3.5GHz), và cả mmWave.

NÓNG: Mạng 5G chính thức phủ sóng khu vực đầu tiên tại TP.HCM, miễn phí trải nghiệm

Người dân Việt Nam lần đầu tiên được trải nghiệm miễn phí băng thông siêu rộng với độ trễ cực thấp của công nghệ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Mạng 5G Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN