Mạng 5G của Mobi, Vina, Viettel phải đạt tốc độ bao nhiêu mới đạt chuẩn?

Sự kiện: Mạng 5G MobiFone Viettel

Kể từ ngày 1/7/2022, mạng 5G của MobiFone, VinaPhone và Viettel phải đạt các tiêu chuẩn về tốc độ tải xuống (download), tải lên (upload), thời gian trễ (ping) trung bình,... cùng một số tiêu chuẩn khác.

Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã ban hành thông tư Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy cập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất 5G (QCVN 126:2021/BTTTT). Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2022 với nhiều nội dung đáng chú ý, đặc biệt là về tốc độ tải xuống (download), tải lên (upload) và thời gian trễ (ping),...

Việt Nam là một trong những nước đầu tiên trên thế giới sớm thử nghiệm thương mại mạng 5G.

Việt Nam là một trong những nước đầu tiên trên thế giới sớm thử nghiệm thương mại mạng 5G.

Theo đó, tốc độ download trung bình với một mạng 5G đạt tiêu chuẩn phải là ≥ 100Mbps; tốc độ tải lên upload trung bình phải ≥ 30Mbps. Riêng với thông số download, Bộ TT&TT bổ sung thêm quy định, phải ít nhất 95% số mẫu kiểm thử có tốc độ download ≥ 30Mbps.

Ngoài ra, ping trung bình truy cập dịch vụ phải ≤ 50ms, tỉ lệ truy cập không thành công dịch vụ phải ≤ 5%. Phương pháp mô phỏng được Bộ TT&TT quy định như sau: Số lượng mẫu đo tối thiểu là 1.500 mẫu, phân bố cho các điều kiện đo kiểm trong nhà, ngoài trời tại các vị trí cố định và ngoài trời di động.

Đối với download và upload, sẽ mô phỏng các mẫu đo download/upload tệp dữ liệu từ/tới máy chủ phục vụ công tác đo kiểm, với số lượng mẫu đo tệp dữ liệu cũng tối thiểu là 1.500 mẫu. Khoảng thời gian để thực hiện một mẫu đo là từ 10 - 30 giây.

Tốc độ mạng 5G kỷ lục do Viettel thiết lập trong phòng thí nghiệm.

Tốc độ mạng 5G kỷ lục do Viettel thiết lập trong phòng thí nghiệm.

Cùng với đó, dịch vụ trợ giúp khách hàng cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn: Thời gian cung cấp dịch vụ trợ giúp khách hàng qua điện thoại là 24 giờ trong ngày; Ít nhấ 80% cuộc gọi tới dịch vụ trợ giúp khách hàng chiếm mạch thành công, gửi yêu cầu kết nối đến điện thoại viên và nhận được tín hiệu trả lời của điện thoại viên trong vòng 60 giây.

Ngoài ra, Bộ TT&TT còn quy định một số tiêu chuẩn đối với thời gian tối thiếu giữa 2 các đo liên tiếp, dung lượng của tệp dữ liệu, giao thức truyền tải, máy chủ kiểm thử dịch vụ,...

Bộ TT&TT đã cấp phép thử nghiệm mạng 5G cho Viettel, VNPT và MobiFone tại một số tỉnh, thành phố. Doanh nghiệp được cấp phép thử nghiệm đối với các thuê bao nội bộ để đánh giá tính năng kỹ thuật và khả năng triển khai cơ sở hạ tầng viễn thông sử dụng công nghệ mới.

Ngày 10/5/2019, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) thực hiện kết nối lần đầu tiên trên mạng di động 5G tại Việt Nam. Tại sự kiện, tốc độ kết nối mạng di động 5G của Viettel với thiết bị đầu cuối đạt 1,5 - 1,7Gbps. Mới đây, tháng 9/2021, họ công bố bước tiến nhảy vọt với tốc độ hơn 4,7Gbps trong phòng thí nghiệm.

Đến tháng 3/2020, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone thử nghiệm thành công mạng 5G tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Hải Phòng. Quá trình thử nghiệm được MobiFone thực hiện với những dịch vụ đòi hỏi siêu tốc độ như cuộc gọi 3D, trò chơi trực tuyến, ứng dụng tương tác thực tế ảo (AR, VR),... Theo công bố của MobiFone, tốc độ tải dữ liệu đạt gần 2Gbps.

Tiếp đến, tháng 4/2020, VNPT công bố chính thức thử nghiệm thành công mạng VinaPhone 5G tại 2 thành phố được Bộ TT&TT cấp phép là Hà Nội và TP.HCM. Kết quả thử nghiệm mạng VinaPhone 5G đạt hơn 2,2Gbps, tức nhanh gấp 10 lần so với mạng 4G.

NÓNG: Mạng 5G tại Việt Nam đạt kỷ lục mới về tốc độ

Tốc độ này cao gấp 40 lần tốc độ 4G và gấp hơn 2 lần tốc độ 5G hiện có.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Mạng 5G Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN