Mạng 5G có bị giới hạn vùng phủ sóng so với 2G, 3G và 4G?

Sự kiện: Mạng 5G

Mạng 5G đang sử dụng cả mmWave (chỉ các tần số siêu cao nằm trong khoảng từ 24GHz - 300 GHz) và vùng phủ sóng dưới 6GHz.

Nhắc tới mạng 5G, nhiều người thường cho rằng vùng phủ sóng của các trạm thu - phát sóng (BTS) 5G chỉ có thể đạt vài trăm mét, thấp hơn nhiều so với bán kính phủ sóng 2 - 3km của các trạm 2G/3G/4G. Do đó, yêu cầu phải lắp đặt số lượng lớn các trạm BTS 5G nếu muốn mở rộng vùng phủ sóng. Thực tế có phải vậy?

Một trạm BTS 5G của MobiFone ở trung tâm Q.1, TP.HCM.

Một trạm BTS 5G của MobiFone ở trung tâm Q.1, TP.HCM.

Trong một hội thảo mới đây, ông Hoàng Ngọc Thức - Giám đốc Công nghệ (CTO) của Nokia Việt Nam cho biết, các nhà khai thác mạng 5G hiện nay đang sử dụng cả băng tần mmWave (chỉ các tần số siêu cao nằm trong khoảng từ 24GHz - 300GHz) và vùng phủ sóng dưới 6GHz.

Trong đó, băng tần dưới 6GHz mang tới vùng phủ sóng tương tự như các công nghệ 2G, 3G hoặc 4G hiện tại. Vì vậy, nó có thể giải quyết bài toàn đặt ra, bằng cách vừa sử dụng băng tần dưới 6GHz để tăng vùng phủ sóng, vừa bổ sung băng tần mmWave để tăng thêm dung lượng - ưu điểm nổi bật của mmWave.

Cũng liên quan tới hạ tầng mạng 5G, vào tháng 5/2021, các nhà mạng Viettel, VNPT và MobiFone đã ký kết trực tuyến thỏa thuận triển khai thử nghiệm dùng chung mạng 5G. Việc ký kết này nhằm góp phần sớm đưa mạng 5G triển khai thương mại trên phạm vi toàn quốc; đồng thời đảm bảo mỹ quan đô thị, xã hội nói chung và tăng cường hiệu quả đầu tư hạ tầng của chính các doanh nghiệp.

Theo Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), ngoài các trạm 5G Massive MIMO loại lớn (lắp trên cột ăng-ten ngoài trời) thì mạng 5G dùng rất nhiều các loại trạm Small Cell có kích thước vật lý nhỏ (thường lắp trên thân cột đèn, trên tường nhà, hành lang,…). Vì vậy, việc triển khai dùng chung hạ tầng, vị trí lắp trạm 5G là rất cần thiết đồng thời cũng đặt ra những bài toán mới cả về kỹ thuật công nghệ và cơ chế phối hợp sử dụng chung.

Trước đó, kể từ năm 2019, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các nhà mạng và nhà cung cấp dịch vụ 5G đã bắt đầu thảo luận, chuẩn bị kế hoạch triển khai mạng 5G cho thị trường Việt Nam. Hiện tại, vẫn diễn ra nhiều cuộc thảo luận về việc làm thế nào để nhanh chóng đưa mạng 5G thương mại chính thức ra thị trường với giải pháp tối ưu và tốt nhất.

Một nghiên cứu về sự sẵn sàng cho 5G do Nokia Bell Labs thực hiện cho biết các doanh nghiệp có mức độ ứng dụng 5G cao đang phát triển nhanh hơn so với các doanh nghiệp khác trong cùng phân khúc. Cụ thể là họ đạt mức tăng trưởng trên 10% về năng suất làm việc trong đại dịch COVID-19. Và mặc dù 86% những người có thẩm quyền ra quyết định cho biết họ đã có chiến lược ứng dụng 5G ở mức độ nào đó, nhưng chỉ có 15% hiện đang thật sự đầu tư triển khai công nghệ này.

Hiện nay, Nokia là nhà cung cấp giải pháp 5G hàng đầu toàn cầu. Công ty đã ký 183 hợp đồng triển khai mạng 5G thương mại và cung cấp thiết bị cho 69 mạng 5G đang hoạt động của các nhà mạng trên thế giới. Ngoài ra, Nokia còn ký 20 hợp đồng triển khai mạng 5G thương mại tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản, trong đó công ty đóng vai trò chủ động trong việc đưa khu vực này bước vào tương lai của mạng 5G.

Nokia còn kết hợp kiến thức chuyên môn về công nghệ mạng và bảo mật để phát triển các giải pháp an ninh mạng cho mạng 5G. Tại Việt Nam, công ty đã cung cấp hạ tầng mạng GSM đầu tiên cho MobiFone (năm 1993) và VinaPhone (năm 1996). Cùng với Viettel, Nokia và nhà mạng này đã thực hiện cuộc gọi 5G toàn trình đầu tiên trên mạng 5G tại TP.HCM vào năm 2019. 

Mạng 5G của Mobi, Vina, Viettel phải đạt tốc độ bao nhiêu mới đạt chuẩn?

Kể từ ngày 1/7/2022, mạng 5G của MobiFone, VinaPhone và Viettel phải đạt các tiêu chuẩn về tốc độ tải xuống (download), tải...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Mạng 5G Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN