Mã độc WannaCry: Tim Cook đã đúng khi từ chối giúp FBI hack iPhone

Tim Cook đã đúng khi từ chối hỗ trợ Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) xâm nhập vào chiếc iPhone 5c do một trong những kẻ khủng bố sử dụng.

Sự gia tăng sự cố mã độc WannaCry bắt đầu từ ngày 11/5 vừa qua càng chứng minh, Tim Cook đã đúng khi từ chối hỗ trợ Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) xâm nhập vào chiếc iPhone 5c do một trong những kẻ khủng bố sử dụng.

Hồi năm ngoái, FBI cũng từng yêu cầu các kỹ sư của Apple tạo ra một phiên bản mới của iOS cho phép họ có thể dễ dàng phá vỡ các biện pháp bảo mật iOS. Thông thường, cài đặt bảo mật trong iOS sẽ xóa sạch dữ liệu sau 10 lần nhập mật mã sai, vì vậy, FBI đã cố gắng buộc Apple phải phát hành một phiên bản đặc biệt của iOS mà không giới hạn tính năng bảo mật trên.

Mã độc WannaCry: Tim Cook đã đúng khi từ chối giúp FBI hack iPhone - 1

Tim Cook từ chối giúp FBI hack iPhone

Tim Cook - Giám đốc điều hành của Apple “phỉ báng” ý tưởng trên khi cho rằng FBI muốn Apple tạo ra cái mà họ cho là “phần mềm tương đương với ung thư”. Từ quan điểm của Apple, tạo ra phần mềm có khả năng phá vỡ các cơ chế bảo mật quan trọng của iOS là một nguy cơ tiềm ẩn, vì không có cách nào để đảm bảo rằng phần mềm tùy chỉnh này sẽ không rơi vào tay kẻ xấu.

Chính vì thế, sự lây lan một cách nhanh chóng mã độc WannaCry ransomware tuần trước đã chứng minh rằng khi một phần mềm độc hại được tạo ra nó sẽ không thể tránh khỏi những hành động phạm pháp.

Sự cố WannaCry - đã lây nhiễm hơn 200.000 máy tính trên 150 quốc gia trong vòng chưa đầy 24 giờ - là phần mềm được viết dựa trên một công cụ của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) do nhóm hacker Shadow Brokers phát hành. Thực tế, WannaCry đã bắt đầu lây nhiễm vào các máy tính trên toàn thế giới chỉ sau 4 tuần sau khi Shadow Brokers phát hành một “kho báu” của các công cụ hacker của NSA để bất kỳ ai trên thế giới có thể khám phá và sử dụng.

Theo chuyên gia bảo mật Matthew Hickey, người đã theo dõi các công cụ gián điệp của NSA bị rò rỉ hồi tháng trước, cho biết: “Tôi thực sự ngạc nhiên rằng một phần mềm độc hại này không lây lan nhanh hơn”.

Trong khi cựu giám đốc FBI James Comey hứa với Apple rằng họ sẽ có thể giữ một phiên bản tùy chỉnh của iOS không rơi vào tay kẻ xấu, tuy nhiên không có cách nào giữ lời hứa này với sự chắc chắn 100%. Nếu các công cụ của NSA có thể rơi vào tay kẻ xấu, không ai có thể đảm bảo rằng các phần mềm của FBI sẽ là trường hợp ngoại lệ.

Qua cuộc tấn công của WannaCry, chúng ta càng thấm thía những lời của Tim Cook trong một cuộc phỏng vấn với đài ABC hồi năm ngoái: “Nếu chúng tôi có thể thực hiện điều này mà không ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người dùng khác, thì chúng tôi sẽ làm điều đó. Chúng ta cần giữ vững lập trường nguyên tắc. Điện thoại là nơi cất giữ thông tin cá nhân, chúng có thể hiển thị vị trí chính xác của các con bạn, bởi thế, nó không chỉ là sự riêng tư mà còn là vấn đề an toàn cho cộng đồng”.

Vấn đề an toàn cho cộng đồng chính thể hiện ở việc phần mềm độc hại WannaCry đã lây nhiễm vào hệ thống máy tính của các bệnh viện tại Anh, khiến cho nhiều bệnh nhân bị mất hồ sơ điều trị và các bác sỹ bị gián đoạn các hoạt động khám chữa bệnh.

Kết thúc phiên tranh luận đầu tiên giữa Apple và FBI

Phía FBI cho rằng nếu Apple giúp sức thì họ chỉ tốn 26 phút để truy cập chiếc điện thoại.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bạch Dương ([Tên nguồn])
Mã độc WannaCry Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN