Lý do bất ngờ khiến hành tinh "tốt hơn Trái Đất" không sống được
Một hành tinh đã có khởi đầu ẩm ướt hơn cả Trái Đất - tín hiệu đáng mừng bởi nước chính là thứ nuôi dưỡng sự sống - nhưng không sống được chỉ vì... hơi nhỏ.
Đó chính là Sao Hỏa, người anh em của Trái Đất, theo nghiên cứu mới của Đại học Washingtion ở St Louis (Mỹ).
"Số phận của Sao Hỏa đã được quyết định ngay từ đầu. Có thể có một ngưỡng yêu cầu về kích thước của các hành tinh đá để giữ đủ nước hỗ trợ cho sự sống và kiến tạo mảng" - tác giả cấp cao, tiến sĩ Kun Wang, nhà nghiên cứu tại Khoa Khoa học Trái Đất và hành tinh, cho biết.
Sao Hỏa - Ảnh: NASA
Theo Sci-News, họ đã sử dụng đồng vị ổn định của kali để ước tính sự hiện diện, phân bố và sự phong phú của các nguyên tố dễ bay hơi trên nhiều hành tinh và thiên thể khác. Nhờ đó, họ phát hiện ra rằng Sao Hỏa mất nhiều kali và các chất bay hơi khác hơn Trái Đất so với quá trình hình thành, nhưng giữ lại nhiều chất bay hơi hơn mặt trăng và tiểu hành tinh 4 Vesta, 2 vật thể khô hơn Trái Đất và Sao Hỏa.
Sao Hỏa 4 tỉ năm trước được xác định là ẩm ướt hơn cả Trái Đất, nhưng tiếc thay, kích thước của một vật thể đá càng nhỏ, thì chúng lại càng khó sở hữu các điều kiện hóa học, khí quyển phù hợp để giữ lại nước.
Vậy là, Sao Hỏa bị bốc hơi và khô cằn, giống như mặt trăng.
Nghiên cứu vừa công bố trên Proceedings of the National Academy of Sciences hứa hẹn đem tới một tiêu chí sàng lọc mới trong cuộc truy tìm các hành tinh sống được. Rõ ràng để giữ được nước, các hành tinh đá còn cần một kích thước vừa đủ.
Các nhà nghiên cứu dự đoán, năm 2037 vũ trụ lại diễn ra một vụ nổ siêu tân tinh giống như vụ nổ chúng ta đã từng được...
Nguồn: [Link nguồn]