Lừa đảo tiền mã hóa vẫn là rủi ro hàng đầu với nhà đầu tư

Một cơ quan bảo vệ nhà đầu tư tại Bắc Mỹ cho rằng nhà đầu tư cần tăng cường cẩn trọng với tiền mã hóa, sau khi năm 2021 đạt kỷ lục về lừa đảo loại tài sản này.

Lừa đảo tiền mã hóa vẫn là rủi ro hàng đầu với nhà đầu tư - 1

Đầu tư vào tiền mã hóa và tài sản kỹ thuật số đang là nguy cơ hàng đầu đối với các nhà Đầu tư “cho đến thời điểm này”, theo dữ liệu mới của Hiệp hội Nhà quản trị Chứng khoán Bắc Mỹ (NASAA). 

Khảo sát thường niên của giới quản lý chứng khoán tại Bắc Mỹ thúc giục nhà đầu tư cẩn trọng trước khi đầu tư vào các loại tài sản phổ biến nhưng bất ổn và không được quản lý chặt chẽ, đặc biệt là tiền mã hóa và tài sản kỹ thuật số. Bà Melanie Senter Lubin, Chủ tịch NASAA và Ủy viên Ủy ban Chứng khoán Maryland cho rằng: “Dấu hiệu rõ ràng và phổ biến nhất của trò lừa đảo là lời đề nghị lãi cao mà không có rủi ro. Nhà đầu tư cần hiểu rõ họ đang đầu tư vào gì và đầu tư với những ai… Giáo dục và thông tin là lá chắn tốt nhất bảo vệ nhà đầu tư trước những trò lừa đảo.”

Báo cáo của NASAA nói thêm rằng tài sản kỹ thuật số “không có chỗ đứng chính xác trong khung pháp lý hiện hành đối với nhà đầu tư”, do đó những người quảng bá loại sản phẩm này “dễ dàng lừa đảo công chúng hơn”.  

Joseph Rotunda, thành viên Ủy ban Thi hành của NASAA, bày tỏ quan điểm của mình: “Trước khi bạn nhảy vào cơn sốt tiền mã hóa, hãy nhớ rằng tiền mã hóa và các sản phẩm tài chính liên quan có thể không là gì khác ngoài bình phong cho những mô hình Ponzi và phương thức lừa đảo khác.”

Ông Rotunda còn nói thêm rằng đầu tư vào các chương trình giao dịch tiền mã hóa, mỏ đào tiền, tài khoản gửi tiền và token chứng khoán “nên được xem xét đúng bản chất: đầu tư phỏng đoán vô cùng rủi ro và có nguy cơ gây lỗ lớn”. 

Theo công ty phân tích blockchain Chainalysis, giá trị lượng tiền mã hóa trong các vụ lừa đảo, mất cắp và hành vi phạm pháp khác đã đạt mức kỷ lục 14 tỷ USD trong năm 2021, tăng 79% so với năm 2020, chủ yếu do sự nổi lên của các nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi). DeFi nhắm đến việc loại bỏ bên trung gian như ngân hàng khỏi các giao dịch tài chính truyền thống thông qua việc sử dụng công nghệ blockchain.  

Lừa đảo là hình thức tội phạm liên quan đến tiền mã hóa với giá trị lớn nhất trong năm 2021. Theo sau đó là mất cắp, chủ yếu do các vụ xâm nhập và lấy trộm tiền từ các các côn công ty và sàn giao dịch. 

NASAA lưu ý rằng nhiều nguy cơ đối với nhà đầu tư hiện nay đến từ chào bán riêng lẻ - một hoạt động được miễn trừ yêu cầu đăng ký của pháp luật liên bang tại Mỹ. Các tiểu bang cũng không đủ thẩm quyền thi hành luật bảo vệ nhà đầu tư trong các trường hợp chào bán riêng lẻ. Bên cạnh đó, chào bán lừa đảo liên quan đến hối phiếu nhận nợ, lừa đảo qua Internet và mạng xã hội cùng các mô hình liên quan đến tài khoản hưu trí cá nhân (IRA) tự đầu tư cũng đứng trong danh sách nguy cơ hàng đầu đối với các nhà đầu tư cá nhân.

Bitcoin là tài sản ảo, giao dịch Bitcoin tại Việt Nam là vi phạm pháp luật

Đó là thông tin một lần nữa được các ngành chức năng khẳng định tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2021.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tùng Phong (theo CNBC) ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN