Lời giải đáp cho 12 câu hỏi tuyển dụng khó nhằn của Google

Sự kiện: Google

Đôi khi những công ty lớn thường đưa ra những câu hỏi phỏng vấn "kỳ lạ" và "hóc búa" đến mức đánh bật các ứng cử viên ra khỏi cuộc đua từ ngay vạch xuất phát.

Đây là 12 trong số 140 câu hỏi phỏng vấn từ Google, nó khó và "kỳ lạ" đến mức đã bị các ứng cử viên kêu ca buộc công ty đã phải xóa bỏ. Tuy nhiên, không phải là không có đáp án cho các câu hỏi này.

Google là một trong những công ty điển hình về điều này với một tiêu chuẩn cực kì khắc nghiệt, thậm chí hàng loạt câu hỏi đã bị các ứng viên kêu ca và cuối cùng bị loại bỏ trong các cuộc phỏng vấn sau đó.

Năm 2009, Lewis Lin - một định hướng viên về nghề nghiệp đã đưa ra danh sách 140 câu hỏi đã bị yêu cầu Google loại bỏ và đây là 12 câu trong danh sách đó, đã được Business Insider tổng hợp và đưa ra câu trả lời:

1. Hãy tính phí để thuê người rửa sạch được hết tất cả các cửa sổ ở Sealtte?

Lời giải đáp cho 12 câu hỏi tuyển dụng khó nhằn của Google - 1

Vị trí: Giám đốc sản phẩm

Đây là một trong những câu hỏi mẹo để đưa ra cho các ứng cử viên vào vị trí Giám đốc sản phẩm. Câu trả lời rất dễ dàng, nó không nằm ở việc số lượng cửa sổ và ở phí để rửa sạch mỗi cửa sổ ở Sealttle là 10 USD/cửa sổ.

2. Tại sao nắp của cửa cống lại hình tròn?

Lời giải đáp cho 12 câu hỏi tuyển dụng khó nhằn của Google - 2

Vị trí: Kỹ sư phần mềm

Để nắp cống không bị rơi xuống cống và nắp hình tròn hình tròn không bao giờ bị rơi xuống cống dù xoay theo chiều nào nên sẽ hạn chế tai nạn trên đường.

Về mặt khoa học, nắp cống hình tròn dễ lắp đặt vào miệng cống nhất vì không phải xoay chuyển hay điều chỉnh cho khớp góc như các hình đa giác khác như hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác… Nắp cống thường rất nặng nên điều này rất có lợi cho việc tiết kiệm sức lực của những người công nhân lắp đặt.

3. Bạn sẽ làm thế nào để kiểm tra bạn của mình có đang lưu chính xác số điện thoại của bạn hay không mà không cần trực tiếp hỏi họ?

Lời giải đáp cho 12 câu hỏi tuyển dụng khó nhằn của Google - 3

Vị trí: Kỹ sư phần mềm

Bạn muốn xác nhận liệu người bạn tên Bob có lưu chính xác số điện thoại của mình không nhưng không muốn hỏi trực tiếp. Bạn phải viết câu hỏi lên giấy rồi chuyển cho Eve, sau đó Eve sẽ đưa cho Bob và gửi câu trả lời lại cho bạn. Bạn sẽ viết gì để đảm bảo Bob hiểu thông điệp nhưng Eve sẽ không đọc được số điện thoại của bạn?

Rất đơn giản. Chỉ cần viết vào mẩu giấy gửi đến Bob, là hãy gọi điện cho mình vào 1 thời gian nhất định. Nếu Bob gọi, nghĩa là anh ấy biết số, còn không thì là anh ấy không biết.

4. Có bao nhiêu người điều chỉnh dây đàn Piano trên toàn thế giới?

Lời giải đáp cho 12 câu hỏi tuyển dụng khó nhằn của Google - 4

Vị trí: Giám đốc sản phẩm

Điều này phụ thuộc vào từng thị trường. Nếu đàn piano cần lên dây mỗi tuần 1 lần và mỗi lần mất 1 tiếng. 1 người lên dây đàn làm việc 8 tiếng 1 ngày trong 5 ngày 1 tuần. Như vậy mỗi tuần sẽ có 40 chiếc piano cần lên dây mỗi tuần. Vậy câu trả lời sẽ là 1 người cho mỗi 40 chiếc đàn.

Trên Wikipedia cũng có vấn đề Fermi tương tự: “Có bao nhiêu người lên dây đàn piano ở Chicago?”. 1 giải pháp điển hình là đưa ra các con số dự đoán và giả sử rồi tính ra kết quả cuối cùng. Ví dụ như sau:

Có khoảng 5 triệu người sống ở Chicago. Trung bình 1 nhà có 2 người và 1/20 nhà có 1 đàn piano cần lên dây thường xuyên – khoảng 1 lần 1 năm. Tính cả thời gian đi lại thì 1 người lên dây đàn mất 2 tiếng để lên dây xong 1 chiếc đàn piano. Mỗi người làm việc 8 tiếng 1 ngày, 5 ngày 1 tuần và 50 tuần 1 năm.

Vậy ta có thể tính ra số người lên dây đàn ở Chicago là:

5.000.000 (người ở Chicago) / 2 (người/nhà) x 1/20 (đàn/nhà) x 1 (lần lên dây đàn mỗi năm) = 125.000 (lần lên dây đàn mỗi năm).

50 (tuần/năm) x 5 (ngày/tuần) x 8 (giờ/ngày) x ½ (1 đàn mất 2 giờ) = 1000 (lần lên dây cho mỗi người 1 năm).

Và kết quả là 125.000/1000 = 125 người lên dây đàn ở Chicago.

Có rất nhiều những câu hỏi tương tự như thế này như “Có bao nhiêu người sống trên hành tinh? …).

5. Giải thích ý nghĩa của cơ sở dữ liệu chỉ trong 3 câu cho 1 đứa bé 8 tuổi

Lời giải đáp cho 12 câu hỏi tuyển dụng khó nhằn của Google - 5

Vị trí: Giám đốc sản phẩm

Mục đích của câu hỏi này là thử khả năng giải thích ngắn gọn 1 nội dung phức tạp của ứng viên mà thôi. Có thể trả lời là : “Cơ sở dữ liệu là 1 bộ máy nhớ rất nhiều thông tin về rất nhiều thứ. Con người dùng chúng để nhớ các thông tin. Ra ngoài chơi tiếp đi”.

6. Một người đàn ông đỗ xe ở khách sạn và bị mất hết tài sản. Chuyện gì đã xảy ra?

Lời giải đáp cho 12 câu hỏi tuyển dụng khó nhằn của Google - 6

Vị trí: Kỹ sư phần mềm

Ông ta đang chơi cờ tỷ phú monopoly và đưa xe (token) vào đúng ô Broadwalk - tài sản đắt nhất trên 1 bàn cờ monopoly.

7. Có bao nhiêu lần cả 3 đồng hồ xếp chồng lên nhau trong vòng một ngày?

Lời giải đáp cho 12 câu hỏi tuyển dụng khó nhằn của Google - 7

Vị trí: Giám đốc sản phẩm

22 lần, 11 lần ban ngày và 11 lần ban đêm (12:00, 1:05, 2:11, 3:16, 4:22, 5:27, 6:33, 7:38, 8:44, 9:49, 10:55).

8. Có 8 quả bóng giống nhau hoàn toàn về kích thước nhưng trong đó có 1 quả nhẹ hơn tất cả, hãy tìm ra quả bóng này chỉ với 1 cái cân và 2 lần cân

Lời giải đáp cho 12 câu hỏi tuyển dụng khó nhằn của Google - 8

Vị trí: Giám đốc sản phẩm

Lấy 6 quả đặt lên cân mỗi bên 3 quả. Nếu 2 bên bằng nhau thì quả nhẹ hơn sẽ nằm trong 2 quả còn lại, và cân 2 quả còn lại là sẽ tìm được quả nhẹ hơn.

Còn nếu quả nhẹ hơn ở trong 6 quả kia thì phạm vi thu gọn xuống còn 3 quả ở bên nhẹ hơn. Trong 3 quả ấy chọn 2 quả đặt lên cân. Nếu cân không bằng thì quả nhẹ hơn sẽ ở bên nhẹ hơn, còn nếu cân bằng thì quả nhẹ hơn sẽ là quả còn lại không đem cân.

9. Hãy lên kế hoạch sơ tán cho người dân San Francisco ngay lập tức

Lời giải đáp cho 12 câu hỏi tuyển dụng khó nhằn của Google - 9

Vị trí: Giám đốc sản phẩm

Tương tự, đây chỉ là 1 câu hỏi nhằm thử khả năng nhìn nhận vấn đề của ứng viên. Có lẽ cách tốt nhất khi bị hỏi câu hỏi này là hỏi lại người phỏng vấn: “Chúng ta sẽ lập kế hoạch sơ tán cho sự cố gì?”.

10. Giải thích ý nghĩa của từ "deadbeef"

Lời giải đáp cho 12 câu hỏi tuyển dụng khó nhằn của Google - 10

Chỉ cần Google là bạn có thể có ngay câu trả lời (Đây là câu hỏi dành cho vị trí Kỹ sư phần mềm).

"Dead beef" là thông báo lỗi 0xDEADBEEF được dùng trong hệ thống IBM RS/6000, bộ xử lý PowerPC 32-bit của Mac OS và Commodore Amiga. Trong hệ điều hành Solaris của Sun Microsystems nó có nghĩa là giải phóng bộ nhớ hệ thống. Còn trong OpenVMS chạy bộ xử lý Alpha thì bạn có thể thấy DEAD_BEEF bằng cách ấn CTRL-T.[3]

11. Nếu bạn là thuyền trưởng trên tàu cướp biển...

Lời giải đáp cho 12 câu hỏi tuyển dụng khó nhằn của Google - 11

Vị trí: Giám đốc kỹ thuật

Nếu bạn là thuyền trưởng trên tàu cướp biển và thủy thủ trên tàu sẽ bỏ phiếu về cách chia vàng. Nếu ít hơn một nửa số cướp biển đồng ý với bạn, bạn sẽ chết. Làm thế nào để bạn đề nghị phân chia vàng theo cách mà bạn có được phần tốt của chiến lợi phẩm mà vẫn sống sót?

Hãy yêu cầu chia đều số chiến lợi phẩm cho 51% thủy thủ giỏi nhất.

12. Cần thực hiện bao nhiêu lần đánh rơi cho 2 quả trứng?

Lời giải đáp cho 12 câu hỏi tuyển dụng khó nhằn của Google - 12

Vị trí: Giám đốc sản phẩm

Bạn được phát 2 quả trứng và phải vào một tòa nhà 100 tầng. Trứng có thể rất cứng hoặc rất dễ vỡ, có nghĩa là chúng có thể vỡ nếu bị rớt từ tầng một hoặc thậm chí không bị vỡ nếu rơi xuống từ tầng 100. Hai loại trứng đều trông giống nhau. Bạn cần phải tìm ra trong tòa nhà 100 tầng ấy, tầng nào là tầng cao nhất để một quả trứng có thể bị rơi mà không bị vỡ. Bạn được phép làm vỡ 2 quả trứng.

Số lần làm rơi tối đa là 14 lần. Thay vì tính xác xuất từ tầng 10 trở xuống, hãy bắt đầu từ tầng 14, sau đó lên tiếp 13 tầng, sau đó 12, 11, rồi 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4 cho đến khi bạn lên tầng 99. Nếu trứng vỡ khi rơi từ tầng 100, sẽ mất 12 lần rơi (hoặc 11 nếu bạn cho rằng nó sẽ vỡ ở tầng 100). Ví dụ: tầng 49 là tầng cao nhất, số lần rơi sẽ ở các tầng 14, 27, 39, 50 (trứng sẽ vỡ trên tầng thứ 50), cộng với 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, và tầng 49 với tổng cộng 14 lần rơi.

vào một tòa nhà 100 tầng. Trứng có thể rất cứng hoặc rất dễ vỡ, có nghĩa là chúng có thể vỡ nếu bị rớt từ tầng một hoặc thậm chí không bị vỡ nếu rơi xuống từ tầng 100. Hai loại trứng đều trông giống nhau. Bạn cần phải tìm ra trong tòa nhà 100 tầng ấy, tầng nào là tầng cao nhất để một quả trứng có thể bị rơi mà không bị vỡ. Bạn được phép làm vỡ 2 quả trứng.

Số lần làm rơi tối đa là 14 lần. Thay vì tính xác xuất từ tầng 10 trở xuống, hãy bắt đầu từ tầng 14, sau đó lên tiếp 13 tầng, sau đó 12, 11, rồi 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4 cho đến khi bạn lên tầng 99. Nếu trứng vỡ khi rơi từ tầng 100, sẽ mất 12 lần rơi (hoặc 11 nếu bạn cho rằng nó sẽ vỡ ở tầng 100). Ví dụ: tầng 49 là tầng cao nhất, số lần rơi sẽ ở các tầng 14, 27, 39, 50 (trứng sẽ vỡ trên tầng thứ 50), cộng với 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, và tầng 49 với tổng cộng 14 lần rơi.

”Hậu duệ Mặt Trời” bất ngờ ”sốt sình sịch” trên Google Search

Bộ phim Hậu duệ mặt trời phiên bản Việt vừa lên sóng cũng đã chiếm được cảm tình của người hâm mộ khi lọt vào...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Như ([Tên nguồn])
Google Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN