Logistics 5.0: Cuộc cách mạng trong tương lai của ngành logistics

Mô hình Logistics 5.0 hướng tới sự phát triển bền vững, lấy yếu tố con người làm trung tâm.

Sau những tác động của đại dịch COVID-19, khái niệm Logistics 4.0 đã trở thành cụm từ quen thuộc với hầu hết doanh nghiệp. Khi đó, giới chuyên gia bắt đầu cân nhắc tới xu hướng Logistics 5.0 - quá trình chuyển đổi tập trung vào yếu tố con người. Đây được dự báo là một sự chuyển dịch mang tính bền vững, nhằm mục đích tối ưu hóa tiềm năng từ việc kết hợp lực lượng lao động con người và máy móc.

Logistics 4.0 tập trung vào việc ứng dụng các công nghệ chuỗi khối (blockchain), dữ liệu lớn (big data) và máy học (machine learning)... nhằm theo dõi hành trình của hàng hóa theo thời gian thực, giảm thiểu rủi ro thất lạc, cho phép tối ưu hóa tuyến đường vận chuyển.

Khi các doanh nghiệp quen dần với việc ứng dụng công nghệ để thúc đẩy năng suất lao động trong kỷ nguyên Logistics 4.0, việc sở hữu đội ngũ nhân sự giàu kiến thức và kỹ năng để làm chủ công nghệ sẽ trở thành yếu tố quan trọng. Đó cũng là lúc khái niệm về Logistics 5.0 ra đời.

Cuộc cách mạng trong tương lai của ngành logistics là Logistics 5.0. (Ảnh minh họa)

Cuộc cách mạng trong tương lai của ngành logistics là Logistics 5.0. (Ảnh minh họa)

Theo J&T Express, cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 5.0, ba từ khóa quan trọng nhất sẽ là: Tập trung vào con người (human-centric), tính bền vững (sustainable) và khả năng thích ứng, phục hồi (resilient). Có thể thấy, mô hình Logistics 5.0 hướng tới sự phát triển bền vững, lấy yếu tố con người làm trung tâm, vì thế việc sở hữu đội ngũ nhân sự giàu kiến thức và kỹ năng làm chủ công nghệ sẽ trở thành yếu tố cạnh tranh quan trọng. 

Nhận thức tầm quan trọng của yếu tố con người trong hoạt động chuyển phát nhanh, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã xác định đây là câu chuyện đầu tư đường dài. Đơn cử như J&T Express - đơn vị chuyển phát nhanh hoạt động tại 13 quốc gia, đã có chủ trương bồi dưỡng nguồn nhân lực với nhiều hoạt động chuyên sâu, đào tạo nhằm nâng cao chuyên môn của nhân viên.

Đồng thời, J&T Express luôn cố gắng tìm hiểu gốc rễ nhu cầu của nhân viên, từ đó đưa ra sáng kiến, giải pháp thích hợp. Chẳng hạn, thấu hiểu “nhu cầu được ghi nhận” đối với người lao động Việt, J&T Express đã thiết lập KPI trên hệ thống để đánh giá hiệu quả năng lực của nhân sự theo tháng, quý và năm.

Ông Phan Bình - Giám đốc thương hiệu J&T Express Việt Nam chia sẻ: “Là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng nói chung, J&T Express càng phải chuẩn bị cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai một cách chủ động, kỹ càng hơn. Đó là lý do vì sao từ trước đến nay, J&T Express vẫn luôn nhấn mạnh con người là “tài sản” quan trọng nhất của doanh nghiệp. Với mọi nỗ lực chăm sóc đời sống cán bộ nhân viên, chúng tôi tin rằng những bước đi này sẽ là nền tảng vững chắc cho tương lai sắp tới”.

Nguồn: [Link nguồn]

Xu hướng thanh toán không tiền mặt bằng mã QR động

65% người tiêu dùng Việt mang ít tiền mặt hơn trong ví và 32% cho biết họ sẽ hạn chế, thậm chí ngưng sử dụng tiền mặt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NGỌC PHẠM ([Tên nguồn])
Giao hàng nhanh thời công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN