Loài vật nào sẽ thống trị Trái Đất nếu loài người tuyệt chủng?
Khả năng bạch tuộc trở thành loài thống trị trên Trái Đất trong tương lai không phải là điều không thể xảy ra.
Giáo sư Tim Coulson từ Đại học Oxford (Anh) đã chỉ ra rằng nếu con người biến mất, bạch tuộc có thể là ứng cử viên sáng giá để xây dựng nền văn minh mới.
Một sự kiện thảm khốc có thể làm loài người bị tuyệt chủng.
Mặc dù nhiều người có thể nghĩ rằng các loài động vật mạnh mẽ như sư tử, hổ hay gấu sẽ là những kẻ kế thừa ngai vàng mà loài người để lại, nhưng thực tế lại khác. Giáo sư Coulson nhấn mạnh rằng bạch tuộc sở hữu “sự khéo léo và thông minh” vượt trội, giúp chúng có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp và giao tiếp hiệu quả với nhau thông qua sự thay đổi màu sắc.
Gián cũng từng được coi là loài bền bỉ nhất trên hành tinh nhưng chúng thiếu khả năng trí tuệ cần thiết để phát triển một xã hội phức tạp. Tương tự, mặc dù loài vượn có nhiều điểm tương đồng với con người, như khả năng nuôi dạy con cái và giải quyết vấn đề, chúng vẫn không thể so sánh với bạch tuộc.
Với bạch tuộc, đó là một sinh vật biển nổi bật với khả năng thay đổi màu sắc một cách kỳ diệu giúp chúng giao tiếp hiệu quả với môi trường xung quanh. Chúng sử dụng mắt để nhìn trong bóng tối và xác định các đối tượng xung quanh. Mặc dù chỉ có thể nhìn thấy màu xám nhưng đồng tử của bạch tuộc có khả năng biến dạng ánh sáng, cho phép chúng ước lượng màu sắc. Thông tin này sau đó được truyền từ não đến 8 cánh tay, nơi hàng nghìn tế bào sắc tố hoạt động để tạo ra màu sắc.
Bạch tuộc đang có những tố chất để thay thế loài người khi sự tuyệt chủng xảy ra.
Mỗi tế bào sắc tố chứa một túi nhỏ chứa các sắc tố màu đen, vàng, nâu, đỏ hoặc cam. Bên dưới các tế bào này là các tế bào iridophore, có khả năng phản xạ ánh sáng qua da bạch tuộc, từ đó làm cho da của chúng trở nên sáng hơn. Do không có sắc tố xanh lam hoặc xanh lục, bạch tuộc sử dụng các tế bào iridophore để bắt chước những màu sắc này, thậm chí là kết cấu của các vật thể xung quanh.
Khả năng thay đổi màu sắc của bạch tuộc không chỉ đơn thuần là một hiện tượng sinh học mà còn là một phương tiện truyền tải thông điệp, cho phép chúng thể hiện cảm xúc như sự đe dọa hoặc cảm giác an toàn.
Vây tại sao bạch tuộc có thể chiếm lĩnh Trái Đất khi loài người tuyệt chủng? Theo giáo sư Coulson, mặc dù bạch tuộc không thể đột ngột “mọc chân” để chinh phục mặt đất nhưng chúng có thể phát triển các cộng đồng dưới nước tương tự như các thành phố trên cạn. Ông cho rằng, với khả năng sống sót lên đến 30 phút ngoài nước, bạch tuộc có thể tiến hóa để săn mồi trên cạn.
Bạch tuộc có thể lên cạn 30 phút để săn mồi, nhưng nếu tiến hóa có thể lâu hơn nữa.
Tuy nhiên, giáo sư cũng nhấn mạnh rằng quá trình này sẽ cần hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu năm. Với tuổi thọ chỉ từ 1 đến 5 năm, bạch tuộc không đủ thời gian để học hỏi và phát triển kỹ năng săn mồi trên cạn. Ông cho biết: “Có khả năng, nếu không muốn nói là chắc chắn, rằng chúng có thể phát triển các phương pháp thở ngoài nước và cuối cùng săn bắt các loài động vật trên cạn như hươu, cừu và các loài động vật có vú khác. Tất nhiên điều này xảy ra nếu giả sử rằng chúng đã sống sót sau một sự kiện thảm khốc dẫn đến sự tuyệt chủng của loài người”.
Vị giáo sư của Đại học Oxford cũng cảnh báo rằng sự trỗi dậy của loài bạch tuộc chỉ là một giả thuyết. Quá trình tiến hóa là không thể đoán trước, và không ai có thể chắc chắn về con đường mà chúng sẽ đi nếu loài người biến mất. Các yếu tố như đột biến ngẫu nhiên, sự kiện tuyệt chủng không lường trước và tình trạng tắc nghẽn dân số đều có thể ảnh hưởng lớn đến quỹ đạo tiến hóa, khiến việc xác định khả năng phát triển trí thông minh và xây dựng thành phố của một loài khác trở nên khó khăn.
Nghiên cứu mới cho thấy, nếu sự sống có khả năng lan truyền từ hành tinh này sang hành tinh khác - một khái niệm được gọi là " panspermia ". Nghiên cứu mới đưa ra lộ trình tìm kiếm nơi những người ngoài hành tinh.
Nguồn: [Link nguồn]