Lộ diện "quái vật của mọi quái vật" trong vũ trụ, bằng 34 tỉ Mặt Trời
Lỗ đen "quái vật" siêu khối J2157 có khẩu phần hàng ngày là… một ngôi sao cỡ Mặt Trời của chúng ta.
"Quái vật" vũ trụ không tưởng này được đặt tên là J2157, có kích thước khoảng 8.000 lần so với Sagittarius A* - lỗ đen trung tâm của thiên hà chứa trái đất Milky Way, và nặng bằng 34 tỉ Mặt Trời. Bản thân Sagittarius A* đã là một lỗ đen siêu khối, tức những thứ cực nặng và cực hung hãn, được giới thiên văn đặt biệt danh là lỗ đen "quái vật".
Ảnh đồ họa mô tả một lỗ đen siêu khối, những vật thể không gian hung dữ và có khối lượng đáng nể - ảnh: Vadim Sadovski
Các tác giả đứng đầu bởi Đại học Quốc gia Úc cho biết đây là lỗ đen phát triển nhanh nhất vũ trụ từng được phát hiện. "Quái vật" không gian này mỗi ngày ngốn ngấu lượng vật chất tương đương với một ngôi sao cỡ to như Mặt Trời của chúng ta. Để đạt được kích thước ngày nay, nó đã phải nuốt số sao bằng 2/3 số sao trong Milky Way, một thiên hà thuộc hàng khổng lồ trong vũ trụ.
Hình ảnh thực của J2157, vật thể cách chúng ta hơn 12 tỉ năm ánh sáng - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
J2157 chỉ nhỏ hơn lỗ đen siêu khối lớn nhất từng được ghi nhận là Abell 85, có khối lượng 40 tỉ mặt trời. Tuy nhiên, do nó cách xa trái đất hơn 12 tỉ năm tuổi ánh sáng nên những gì các nhà khoa học quan sát được là hình ảnh của nó lúc mới 1,2 tỉ năm tuổi, chưa bằng 1/10 tuổi hiện tại. Với tốc độ phát triển cực nhanh, đến nay nó có thể lớn một cách không tưởng.
"Với tốc độ nuốt chửng vật chất cao như vậy, nó có thể trở thành người giữ kỷ lục mới" - tiến sĩ Fuyan Bian, nhà thiên văn học từ Đài thiên văn Nam Âu (ESO), cho biết.
Nghiên cứu vừa công bố trên Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.
Nguồn: [Link nguồn]
Nghiên cứu mới từ 2 trường đại học danh tiếng của Mỹ đã liên kết các tia vũ trụ trong quá khứ với DNA "thuận tay...