Lỗ đen sao lớn nhất trong Dải Ngân Hà có gây nguy hiểm cho Trái Đất?

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Sau khi phát hiện ra sự dao động bất thường trong không gian, các nhà thiên văn học đã có được một khám phá mới trong Dải Ngân hà của chúng ta – lỗ đen sao khổng lồ có tên Gaia BH3.

Thực thể khổng lồ này nằm cách chúng ta khoảng 2.000 năm ánh sáng, trong chòm sao Aquila.

Khoảng cách này đảm bảo với chúng ta rằng Gaia BH3 không gây ra mối đe dọa nào cho Hệ Mặt Trời. 2.000 năm ánh sáng là 2% trong tổng chiều dài 100.000 năm ánh sáng của thiên hà chúng ta.

Gaia BH3 cũng không phải là lỗ đen gần chúng ta nhất. Danh hiệu đó thuộc về Gaia BH1, nó ẩn nấp gần hơn một chút, cách chúng ta 1.500 năm ánh sáng.

Tuy nhiên, điều làm nên sự khác biệt của Gaia BH3 là khối lượng của nó. Đây là lỗ đen sao có khối lượng lớn nhất từng được phát hiện trong thiên hà của chúng ta. Tiết lộ này đến từ dữ liệu trong sứ mệnh Gaia của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, được phóng vào năm 2013 với mong muốn tạo ra bản đồ 3D về một tỷ ngôi sao.

Khi các nhà nghiên cứu đang xem xét các quan sát của Gaia, họ nhận thấy sự chao đảo rõ rệt ở một trong những ngôi sao ở chòm Aquila. Chuyển động này cho thấy ngôi sao đang bị một lỗ đen nặng gấp 33 lần mặt trời kéo vào. Một khối lượng quá lớn, nó uốn cong kết cấu không gian, tạo ra những hiệu ứng có thể quan sát được dẫn đến việc phát hiện ra nó.

Ngoài lỗ đen trung tâm trong Dải Ngân hà, BH3 còn là nhà vô địch hạng nặng về các lỗ đen sao đã biết trong thiên hà của chúng ta. Và nó được xếp hạng là thiên thể gần thứ hai từng được phát hiện.

Các nhà khoa học cho rằng có thể có tới 100 triệu lỗ đen sao trong Dải Ngân hà, nhưng bất chấp khối lượng và lực mạnh mà chúng tạo ra, chúng có thể cực kỳ khó phát hiện.

Các lỗ đen sao hình thành do sự suy sụp hấp dẫn của một ngôi sao. Đó là khi các ngôi sao lớn chết đi. Những lỗ đen này còn được gọi là các hố đen sụp đổ. Gaia BH3 là lỗ đen lớn nhất trong thiên hà của chúng ta được hình thành sau cái chết của một ngôi sao lớn.

Các nhà khoa học cho rằng các lỗ đen sao hình thành từ sự sụp đổ của các ngôi sao nghèo kim loại. Những ngôi sao cổ xưa này, chủ yếu bao gồm hydro và heli – những nguyên tố nhẹ nhất và cơ bản nhất – có xu hướng mất ít khối lượng hơn trong suốt vòng đời của chúng. Việc giữ lại khối lượng này tạo tiền đề cho sự hình thành các lỗ đen có khối lượng lớn hơn vào cuối chu kỳ sống của sao.

Kính thiên văn Hubble đã kỷ niệm 34 năm hoạt động với hình ảnh tinh vân tuyệt đẹp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diễm Linh ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN