Lo băng tan hoàn toàn vào năm 2100, giới khoa học kêu gọi cứu Trái Đất
Sự tan chảy của tầng băng vĩnh cửu có thể chiếm tới 10% nguyên nhân gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu trong thế kỷ này.
Các nhà khoa học dự báo lớp băng vĩnh cửu của thế giới (tầng đất đóng băng nằm dưới các vùng cực của Trái Đất) sẽ tan chảy hoàn toàn vào năm 2100. Nó sẽ gây ra những biến đổi lớn về hệ sinh thái, làm dâng mực nước biển trên toàn cầu và phát thải hơn 950 tỷ tấn khí mê-tan vào bầu khí quyển.
Tiến sĩ Katey Walter Anthony - nhà thám hiểm của National Geographic, người khởi xướng chiến dịch “Turn Down the Heat” (Hãy giảm mức phát thải nhiệt) cho biết, Bắc Cực đang thực sự tan chảy trước mắt chúng ta. Sự tan chảy của tầng băng vĩnh cửu có thể chiếm tới 10% nguyên nhân gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu trong thế kỷ này. Hiện, bà là người giám sát hoạt động vùng cực tại Alaska và Nga để theo dõi ảnh hưởng lâu dài của biến đổi khí hậu.
Tiết kiệm năng lượng là cần thiết trong hoạt động ứng phó với hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Mới đây, vào ngày 25/5, hãng công nghệ Epson cũng đã công bố hợp tác với National Geographic để vận động bảo vệ lớp băng vĩnh cửu của thế giới trong chiến dịch “Turn Down the Heat”. Trong chương trình hợp tác này, Epson và National Geographic mong muốn nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và doanh nghiệp về cách tiết giảm ảnh hưởng của họ đến hiện tượng ấm lên toàn cầu, từ nhà riêng đến văn phòng và các môi trường kinh doanh khác.
"Những vấn đề này không chỉ của riêng Bắc Cực mà còn tác động đến toàn bộ Trái Đất. Mọi lựa chọn của chúng ta cả trong công việc và cuộc sống đều có tác động quan trọng, góp phần tạo ra những thay đổi tích cực đối với môi trường, khi các doanh nghiệp và người dùng đưa ra những quyết định thông minh trong việc lựa chọn công nghệ để sử dụng", tiến sĩ Katey Walter Anthony cho biết.
Hiện nay vẫn còn có nhiều công nghệ đang được sử dụng hàng ngày cả trong môi trường doanh nghiệp và hộ gia đình tiêu tốn lượng năng lượng khổng lồ. Ngược lại, có những công nghệ mới thân thiện với môi trường đã ra đời, chẳng hạn công nghệ in Heat-Free (công nghệ in không nhiệt) của Epson có thể giảm ảnh hưởng đến môi trường khi tiêu thụ ít điện năng và sử dụng ít phụ tùng thay thế hơn trước.
Trước đó, Liên hiệp quốc và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) từng kêu gọi người dân khắp thế giới hãy nâng cao ý thức trong việc sử dụng các loại máy điều hòa, bằng cách đưa ra những quy chuẩn gắt gao hơn cho quy trình sản xuất và tiêu dùng thiết bị này. Chẳng hạn, sử dụng chất làm lạnh thân thiện với môi trường có thể loại bỏ lượng khí thải tương đương từ 210 tỉ - 460 tỉ tấn CO2 vào năm 2060.
Lần đầu tiên các nhà khoa học đã phát hiện dấu hiệu hóa học của gốc hydroxyl trong bầu khí quyển một hành tinh ngoài...
Nguồn: [Link nguồn]