Liệu vũ trụ có điểm trung tâm hay không?
Vũ trụ bao la và đầy huyền bí với con người Trái đất. Vì thế, câu hỏi “Vũ trụ liệu có tâm không?” luôn được rất nhiều người quan tâm.
Vũ trụ mà Trái đất đang tồn tại trong đó cực kỳ lớn. Cho đến nay, nền khoa học của chúng ta vẫn chưa thể khám phá được hết vũ trụ này. Ban đầu, vũ trụ chỉ là một thể nén. Sau đó, cách đây 13,7 tỷ năm, vụ nổ Big Bang đã làm cho vũ trụ không ngừng mở rộng khiến mỗi điểm trong nó đều tự mở rộng. Vì thế, vũ trụ không có tâm do không có điểm bắt đầu.
Trong một thời gian dài, con người Trái đất cho rằng tâm của vũ trụ rất gần chúng ta. Đó có thể là Mặt trời, Mặt trăng hoặc chính Trái đất. Nhưng sau đó, việc khám phá ra các hành tinh khác và vụ nổ Big Bang khiến quan niệm này bị phá bỏ. Trái đất không còn đặc biệt đến mức được xem như trung tâm của vũ trụ nữa.
Liệu vũ trụ có điểm trung tâm không?
Khoa học Trái đất đã quan sát đường đi của ánh sáng từ vụ nổ Big Bang và đi đến kết luận vũ trụ không có tâm. Vẫn có lý thuyết cho rằng vũ trụ có giới hạn, tuy nhiên lý thuyết này không phổ biến và không nhận được nhiều sự đồng thuận. Theo các nhà khoa học Trái đất, vũ trụ cong hay phẳng được quyết định bởi tổng khối lượng và năng lượng.
Giả sử tổng khối lượng và năng lượng này có giới hạn thì vũ trụ phẳng như tờ giấy và mở rộng dần đều. Còn trong trường hợp tổng khối lượng và năng lượng lớn hơn thì vũ trụ sẽ cong như quả bóng bay, thấp hơn thì vũ trụ sẽ lõm xuống hình cái yên ngựa. Song như vậy thì vũ trụ vẫn không có tâm và lớn vô hạn.
Hiện tại, các nhà khoa học của Trái đất đã quan sát vũ trụ sau vụ nổ Big Bang và kết luận là vũ trụ phẳng. Tuy vậy, họ không dám chắc chắn 100% là vũ trụ phẳng thật sự hay do vũ trụ quá cong nên chúng ta không cảm nhận được. Và giả thiết vũ trụ không có tâm, không có góc cạnh, không có nơi nào đặc biệt hơn nơi nào trong vũ trụ vẫn đang được sự ủng hộ nhiều nhất.
Các nhà khoa học cho rằng, khi ra ngoài không gian quá lâu, con người sẽ dần biến đổi: Cao hơn, khuôn mặt thuôn dài và cánh...