Liệu hacker có biết được bạn xem gì khi lướt web bằng chế độ ẩn danh?
Bạn nghĩ rằng duyệt web ẩn danh sẽ giúp mọi dữ liệu riêng tư đều sẽ được ẩn đi, nhưng điều này có thực sự đúng?
Quyền riêng tư và bảo mật đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của người dùng Internet. Để giải quyết những lo lắng này, các trình duyệt web đã cung cấp một tính năng thú vị là chế độ ẩn danh (Incognito Mode), hay còn được gọi là duyệt web riêng tư.
Nhưng nếu đặt trường hợp thiết bị của bạn bị tin tặc chiếm quyền kiểm soát, liệu những kẻ này có thể biết được bạn đã dùng trình duyệt xem để những gì ở chế độ ẩn danh hay không? Bài viết giúp bạn đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này.
Cách hoạt động của chế độ ẩn danh trên trình duyệt
Chế độ ẩn danh sẽ cô lập các hoạt động trực tuyến thông thường của người dùng thông qua việc tạo nên một phiên duyệt web riêng. Khi được bật, trình duyệt sẽ thực hiện một số biện pháp nhất định để nâng cao quyền riêng tư như không lưu trữ lịch sử duyệt web, cookie hoặc dữ liệu tạm. Ngoài ra, dữ liệu nhập, mật khẩu và lịch sử tìm kiếm cũng sẽ không được lưu.
Về cơ bản, chế độ ẩn danh sẽ vô hiệu hóa việc thu thập cookie mà các trang web thường sử dụng để theo dõi hành vi của người dùng. Không chỉ vậy, tính năng tải xuống dữ liệu cũng hoạt động khác so với thông thường, khi trình duyệt sẽ ẩn danh sách những gì người dùng đã tải xuống.
Lợi ích của chế độ ẩn danh
Ưu điểm chính của chế độ ẩn danh nằm ở khả năng ngăn chặn việc lưu trữ lịch sử duyệt web và cookie trên thiết bị. Vì vậy, những người dùng sau đó sẽ không dễ dàng tìm thấy dấu vết của các hoạt động đã được thực hiện trong chế độ ẩn danh. Tính năng này đặc biệt hữu ích trong trường hợp sử dụng các thiết bị dùng chung hoặc thiết bị công cộng.
Hơn nữa, chế độ ẩn danh cũng giúp duy trì quyền riêng tư trong môi trường duyệt web cục bộ. Cụ thể, nếu bạn đăng nhập vào tài khoản cá nhân trên một trang web và chuyển sang chế độ ẩn danh, phiên duyệt web vẫn hoạt động tách biệt, ngăn chặn mọi khả năng chồng chéo thông tin cá nhân.
Tin tặc liệu có thể thấy được những gì bạn làm khi duyệt web ẩn danh?
Mặc dù cung cấp nhiều lợi ích về quyền riêng tư, nhưng chế độ này vẫn có những hạn chế khi bị tin tặc chiếm quyền điều khiển. Vì chế độ ẩn danh vốn dĩ không được thiết kế để bảo vệ chống lại các kỹ thuật hack tinh vi hoặc phần mềm độc hại.
Nếu tin tặc giành được quyền kiểm soát thiết bị, chúng có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để theo dõi các hoạt động trực tuyến của bạn, dù là đang sử dụng chế độ ẩn danh hay chỉ duyệt web thông thường. Các phương pháp này có thể bao gồm chụp ảnh màn hình, ghi lại thao tác bàn phím hoặc sử dụng phần mềm độc hại nâng cao để chặn và giải mã dữ liệu.
Ngoài ra, nếu tin tặc cố ý tấn công bạn có chủ đích, chúng có thể kiểm tra những trang web mà bạn đã truy cập ngay cả khi duyệt web ở chế độ riêng tư, chẳng hạn bằng cách kiểm tra bộ nhớ đệm DNS.
Nói một cách đơn giản, không thể chỉ dựa vào chế độ ẩn danh để bảo vệ bản thân trước sự tấn công của tin tặc. Vậy bạn có thể làm gì trong trường hợp này?
Mã hóa để bảo vệ quyền riêng tư
Để tăng cường quyền riêng tư và bảo mật trực tuyến, điều cần thiết là phải bổ sung chế độ ẩn danh bằng các biện pháp bảo mật bổ sung.
Khía cạnh quan trọng nhất là sử dụng kết hợp với các giao thức mã hóa như HTTPS. Bằng cách sử dụng HTTPS, kênh liên lạc giữa trình duyệt web và các trang web sẽ được mã hóa, khiến tin tặc đang tìm cách chặn và giải mã dữ liệu bí mật của bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Ngoài ra, cũng có thể mã hóa dữ liệu bằng VPN. Giải pháp này cung cấp một lớp bảo vệ bổ sung và tăng khả năng riêng tư bằng cách ẩn địa chỉ IP cũng như tăng cường lưu lượng truy cập.
Kết luận
Chế độ ẩn danh của trình duyệt có thể cung cấp các lợi ích bảo mật bằng cách ngăn việc lưu trữ lịch sử duyệt web, cookie và dữ liệu tạm. Tuy nhiên, nó vẫn có những hạn chế khi đối mặt với tin tặc đã giành quyền kiểm soát thiết bị của bạn.
Để đảm bảo sự an toàn trực tuyến, cần chú ý đến việc kết hợp chế độ ẩn danh với các phương pháp mã hóa bổ sung như HTTPS và VPN.
Nguồn: [Link nguồn]
Mới đây, Google đã phát hành bản cập nhật khẩn cấp nhằm vá lỗ hổng zero-day cho trình duyệt Chrome.