Liên minh quốc tế đối phó hiện tượng Trái Đất nóng lên, mưa gió thất thường
Hành động vì Biến đổi Khí hậu Thái Bình Dương là trung tâm đầu tiên trên thế giới chuyên nghiên cứu, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Mới đây, Đại học Monash (Úc) và Đại học Quốc gia Fiji đã chính thức ra mắt trung tâm nghiên cứu quốc tế mang tên Hành động vì Biến đổi Khí hậu Thái Bình Dương (PACT) nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, một trong những thách thức lớn nhất của thời đại.
Hành động vì Biến đổi Khí hậu Thái Bình Dương (PACT) là trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu đầu tiên trên thế giới.
Là trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu đầu tiên trên thế giới, trung tâm PACT có trụ sở hoạt động chung ở cả hai trường đại học, sẽ tập trung nghiên cứu các mối liên hệ quan trọng giữa kinh doanh và biến đổi khí hậu; đồng thời tìm kiếm các giải pháp thực tế cho những cộng đồng đang chịu tác động nhiều nhất từ biến đổi khí hậu.
Các quốc đảo ở Thái Bình Dương nằm trong số những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu. Nhiều quốc gia đang trải qua tình trạng nhiệt độ cao hơn, lượng mưa biến đổi cùng những thay đổi về tần suất cũng như cường độ của các hiện tượng khí hậu khắc nghiệt.
Hiệu phó Đại học Monash - Giáo sư Rebekah Brown cho biết: "Trung tâm PACT sẽ nâng cao hơn nữa năng lực của chúng ta trong việc tìm kiếm các giải pháp toàn cầu cho những thách thức về biến đổi khí hậu và hơn thế nữa".
Trung tâm PACT đã khởi động một số dự án nghiên cứu hợp tác, xem xét việc tăng cường khả năng chống chọi và phúc lợi của các cộng đồng trước biến đổi khí hậu, hỗ trợ và cung cấp thông tin giúp triển khai hiệu quả Đạo luật Biến đổi Khí hậu năm 2021 của Fiji và thiết kế các hợp đồng cô lập carbon.
Giáo sư Unaisi Nabobo-Baba - Quyền Hiệu phó Đại học Quốc gia Fiji chia sẻ: “Trung tâm nghiên cứu Hành động vì Biến đổi Khí hậu Thái Bình Dương cho phép các học giả từ cả hai trường đại học nghiên cứu về biến đổi khí hậu để cung cấp thông tin về chính sách và thực tiễn trong lĩnh vực này. Người dân Thái Bình Dương sẽ được tiếp cận với kiến thức mới giúp giải quyết vô số vấn đề về biến đổi khí hậu thông qua nghiên cứu được thực hiện cho người dân của chúng tôi, bởi người dân của chúng tôi”.
Giáo sư Simon Wilkie - Trưởng khoa Kinh doanh và Kinh tế Đại học Monash kiêm hiệu trưởng Trường Kinh doanh Monash cho biết: "Phần lớn trọng tâm trong nghiên cứu về biến đổi khí hậu là tìm hiểu về khoa học đằng sau nó, cố gắng thúc đẩy các chiến lược giảm thiểu hoặc thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Nhưng điều chúng tôi tập trung vào lại là: Làm thế nào để các nền kinh tế vốn đã bị tổn hại vì biến đổi khí hậu có thể chuyển đổi và tái cấu trúc để trở nên kiên cường hơn, xây dựng lại những gì đã sụp đổ và làm cho nền kinh tế của họ mạnh mẽ hơn?".
"Với việc Fiji hiện đang mất trung bình 2,5% GDP mỗi năm do thiệt hại về cơ sở hạ tầng, Trung tâm PACT có thể là động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi của Thái Bình Dương thành khu vực có khả năng chống chọi trước biến đổi khí hậu”, giáo sư Wilkie cho biết.
Được biết, lớn lên ở Fiji, Giáo sư Paresh Narayan của Trường Kinh doanh Monash đã trực tiếp trải nghiệm sự biến đổi khí hậu. Chính ông đã nhìn ra việc mang các phương châm của Đại học Monash đến với các cộng đồng đảo Thái Bình Dương.
Trước đó, vào tháng 11/2022, Đại học Monash đã bổ nhiệm ông Rex Horoi, nhà lãnh đạo nhân quyền quốc tế, cựu Đại diện Liên Hợp Quốc kiêm Đại sứ Quần đảo Solomon, vào vai trò Đặc phái viên về Biến đổi Khí hậu ở Thái Bình Dương. Đây được cho là lần đầu tiên một trường Đại học Úc thực hiện việc bổ nhiệm này.
Khoảng 14.000 nhà khoa học đã ký vào một văn bản khẩn cấp về khí hậu mới, cảnh báo rằng "muôn vàn đau khổ" đang chờ loài người nếu chúng ta không bắt tay vào giải...
Nguồn: [Link nguồn]