Lần đầu tiên hình ảnh được truyền qua vệ tinh bằng công nghệ lượng tử

Sự kiện: Công nghệ

Trung Quốc và Nga thử nghiệm thành công liên lạc lượng tử qua vệ tinh, hứa hẹn về mạng giao thức liên lạc siêu bảo mật.

Theo TechSpot, các nhà khoa học Trung Quốc và Nga vừa thực hiện thành công thử nghiệm liên lạc qua vệ tinh bằng công nghệ lượng tử với việc truyền đi thành công hai hình ảnh. Thí nghiệm này đã mở ra cánh cửa cho một giao thức mạng truyền thông an toàn “miễn nhiễm” với các hacker, đồng thời cho thấy mối quan hệ hợp tác công nghệ cao ngày càng sâu sắc giữa hai quốc gia.

Thử nghiệm này sử dụng vệ tinh lượng tử Mozi của Trung Quốc, được phóng vào năm 2016, truyền tín hiệu từ trạm mặt đất gần Moscow đến Urumqi (Tân Cương, Trung Quốc) với khoảng cách 3.700 km. Đường kết nối mã hóa này chứa hai hình ảnh được bảo mật bằng khóa lượng tử, được phân phối từ trạm mặt đất Zvenigorod tới vệ tinh Mozi trên quỹ đạo Trái Đất, sau đó được truyền đến trạm ở Trung Quốc.

Vệ tinh Mozi của Trung Quốc đã thành công trong việc truyền dữ liệu bằng công nghệ lượng tử.

Vệ tinh Mozi của Trung Quốc đã thành công trong việc truyền dữ liệu bằng công nghệ lượng tử.

Đây là bước tiến trong quan hệ hợp tác nghiên cứu lượng tử giữa hai nước. Nga và Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm toàn diện từ năm ngoái, với vệ tinh Mozi đóng vai trò then chốt trong xây dựng mạng lưới an toàn quốc gia và quốc tế.

Tuy nhiên, công nghệ này vẫn phải đối mặt với các thách thức. Quy mô hạ tầng và duy trì tín hiệu lượng tử trên quãng đường dài vẫn là vấn đề nan giải. Do tín hiệu lượng tử sử dụng hạt ánh sáng nên rất dễ bị nhiễu loạn. Giáo sư Marco Lucamarini từ Đại học York (Canada) giải thích, khi bị can thiệp, hạt ánh sáng bị sẽ "sập", điều này sẽ giúp bảo vệ được dữ liệu truyền đi nhưng cũng có hạn chế về phạm vi.

Dù vậy, thành công ban đầu này đã mở ra viễn cảnh về mạng lưới liên lạc lượng tử toàn cầu, mang lại an toàn tối ưu cho dữ liệu và thông tin nhạy cảm trong các lĩnh vực quốc phòng, ngân hàng và tài chính.

Siêu vệ tinh của Trung Quốc “so găng“ với Starlink

Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất siêu vệ tinh ở quỹ đạo trái đất tầm thấp thứ 2 mang tên G60 nhằm cung cấp dịch vụ internet băng thông rộng, qua đó cạnh tranh quyết liệt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BẠCH NGÂN ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN