Làm việc online có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc?

Sự kiện: Chuyển đổi số

Đây là một nội dung được khá nhiều người lao động cũng như doanh nghiệp tại Việt Nam quan tâm.

Cổng thông tin điện tử Chính phủ vừa dẫn câu trả lời của Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên đối với câu hỏi của một công ty tại tỉnh Thái Nguyên liên quan tới nhu cầu tuyển dụng lại người lao động cũ, muốn ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với hình thức làm việc tại nhà (online). Đây cũng là một nội dung được khá nhiều người lao động cũng như doanh nghiệp tại Việt Nam quan tâm.

Cụ thể, trường hợp này là: Người lao động đang định cư tại nước ngoài nên làm cam kết không tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Trong trường hợp này, công ty có vi phạm pháp luật không?

Làm việc online đang là xu hướng mới. (Ảnh minh họa)

Làm việc online đang là xu hướng mới. (Ảnh minh họa)

Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2, Khoản 1 Điều 19, Điều 17, Khoản 2 Điều 21, Khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Khoản 1 Điều 12, Điều 49 văn bản hợp nhất Luật Bảo hiểm y tế số 01/VBHN-VPQH ngày 10/7/2014; Khoản 1, Điều 43 Luật Việc làm; Khoản 2, Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc; Khoản 1, Điều 39 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

- Người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi vi phạm pháp luật và bị nghiêm cấm; người người sử dụng lao động và người lao động có hành vi trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tính trên số tiền và thời gian chậm đóng.

Do đó, trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với đơn vị theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội nêu trên, làm việc online và có hưởng lương thì thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Nguồn: [Link nguồn]

Cách tra cứu online kế hoạch tuần tra, kiểm soát theo chuyên đề của CSGT TP.HCM

Phòng CSGT đường bộ, đường sắt - Công an TP.HCM thường xuyên thông báo về các kế hoạch tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm và thực hiện chuyên đề cụ thể của đơn vị trên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NGỌC PHẠM ([Tên nguồn])
Chuyển đổi số Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN