Kỷ nguyên truyền hình vệ tinh tại Mỹ bắt đầu bị khai tử
Giám đốc điều hành AT&T chính thức cho biết kết thúc kỷ nguyên truyền hình vệ tinh. AT&T sở hữu DirecTV, công ty vệ tinh lớn nhất của Mỹ và là nhà cung cấp truyền hình lớn thứ hai, sau Comcast.
“Chúng tôi đã khai trương vệ tinh cuối cùng của mình”, John Donovan, Giám đốc điều hành hãng AT&T Communications, cho biết trong một cuộc họp với các nhà phân tích vào ngày 29/11 vừa qua.
Cùng với tuyên bố “khai trương vệ tinh cuối cùng”, Giám đốc điều hành AT&T cũng chính thức cho biết kết thúc kỷ nguyên truyền hình vệ tinh. AT&T sở hữu DirecTV, công ty vệ tinh lớn nhất của Mỹ và là nhà cung cấp truyền hình lớn thứ hai, sau Comcast.
DirecTV sẽ tiếp tục cung cấp dịch vụ truyền hình vệ tinh - đã có gần 20 triệu người đăng ký video vệ tinh tính đến tháng 9. Tuy nhiên, công ty sẽ tập trung phát triển kinh doanh video trực tuyến, Donovan nói. DirecTV có hộp set-top mới, và mọi người có thể nhận được cùng một dịch vụ truyền hình giống như họ nhận được với vệ tinh, thông qua một hộp kết nối internet mà họ có thể tự cài đặt. Họ hy vọng rằng chiếc set-top box mới sẽ trở thành một phần lớn hơn trong cài đặt dịch vụ truyền hình cao cấp mới nửa đầu năm 2019. Ngoài ra, hãng cũng bán các gói TV rẻ hơn với ít kênh hơn thông qua các dịch vụ trực tuyến DirecTV Now và WatchTV, hoạt động với nhiều TV thông minh và streaming media player như Roku và Amazon Fire TV devices.
Truyền hình qua các vệ tinh được tiến hành ở sân sau và trên các nóc nhà đầu tiên tại Mỹ vào những năm 1970 và đầu thập niên 1980, sau khi các mạng truyền hình như HBO và Turner Broadcasting System bắt đầu gửi tín hiệu truyền hình đến các nhà cung cấp cáp thông qua vệ tinh. Những người ở các khu vực không có truyền hình cáp hoặc truyền hình băng rộng đã bắt đầu tự thiết kế chảo để nhận tín hiệu truyền hình.
Nhưng trong những năm gần đây, người tiêu dùng đã chuyển sang các dịch vụ truyền hình kỹ thuật số mới như Netflix và Hulu hoặc dịch vụ PlayStation Vue trực tiếp. Sự dịch chuyển từ các dịch vụ truyền hình truyền thống đã ảnh hưởng nặng nề đến truyền hình vệ tinh. Ngành công nghiệp truyền hình trả tiền của Mỹ cho biết đã mất số lượng thuê bao truyền hình kỷ lục trong quý vừa qua, và các dịch vụ vệ tinh từ DirecTV và Dish Network (cũng sở hữu dịch vụ truyền hình qua mạng truyền hình Sling) là những dịch vụ gặp khó khăn nhất.
Số liệu thuê bao video vệ tinh của AT&T
Trong năm 2017, AT&T đã mất 554.000 thuê bao video vệ tinh và sẽ tiếp tục mất thêm nhiều thuê bao trong năm nay.
"Chúng tôi sẽ không triển khai truyền hình vệ tinh nữa", ông chủ của AT&T, chủ tịch kiêm CEO Randall Stephenson, nói. “Chúng tôi sẽ chấm dứt kỷ nguyên truyền hình vệ tinh”.
Ngày 18/10, tại Brussels (Bỉ), PGS.TS Phạm Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) thuộc Viện Hàn Lâm KH&CN...