Kỷ nguyên SpaceX của Elon Musk có thể gây ra những thảm họa hàng không

Sự kiện: Công nghệ
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Một nghiên cứu mới từ Đại học British Columbia (Canada) đã chỉ ra những hậu quả thảm khốc đối với ngành hàng không.

Theo các nhà nghiên cứu, những mảnh vỡ trên vũ trụ đang ngày càng tạo ra nguy hiểm dành cho các chuyến bay, không chỉ dân dụng mà cả quân sự. Mặc dù chưa có trường hợp nào ghi nhận mảnh vỡ vũ trụ rơi trúng máy bay, nhưng nếu điều này xảy ra, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Các vụ phóng tên lửa đang diễn ra ngày càng nhiều.

Các vụ phóng tên lửa đang diễn ra ngày càng nhiều.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu chuyến bay toàn cầu để mô hình hóa sự phân bố của máy bay trên bầu trời, sau đó so sánh với hồ sơ về các lần tái xâm nhập không kiểm soát của tên lửa. Họ phát hiện rằng việc triển khai hàng loạt vệ tinh, như Starlink của SpaceX, làm tăng khả năng va chạm giữa máy bay và các vật thể từ không gian.

Theo nghiên cứu, những khu vực có mật độ dân số cao, đặc biệt là xung quanh các sân bay lớn, có 0,8% khả năng bị ảnh hưởng bởi hiện tượng tái xâm nhập không kiểm soát mỗi năm. Tỷ lệ này tăng lên 26% ở những khu vực không phận đông đúc hơn, như đông bắc Mỹ, Bắc Âu và các thành phố lớn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

The Aerospace Corporation ước tính rằng khả năng xảy ra va chạm chết người giữa máy bay và vật thể rơi từ vũ trụ vào năm 2021 là gần 1/100.000. Ngay cả một mảnh nhỏ của tên lửa hoặc vệ tinh cũng có thể gây ra tai nạn nghiêm trọng, làm tăng áp lực lên việc đảm bảo an toàn cho hành khách. Một vật thể chỉ nặng 1 gram có thể gây thiệt hại nếu va chạm với kính chắn gió hoặc động cơ máy bay.

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi mật độ lưu lượng hàng không trên toàn thế giới. 

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi mật độ lưu lượng hàng không trên toàn thế giới. 

Khi khả năng va chạm gia tăng, các vùng không phận có thể bị đóng cửa, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn không phận và các chuyến bay bị hoãn hoặc hủy. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng chính quyền quốc gia đang phải đối mặt với một thách thức lớn: có nên đóng cửa không phận hay không, với những tác động an toàn và kinh tế đi kèm.

Việc theo dõi đường đi của các vật thể không kiểm soát là rất khó khăn, do đó cần phải đóng cửa các khu vực không phận rộng lớn như một biện pháp phòng ngừa. Một ví dụ điển hình là sự kiện thân tên lửa Long March 5B rơi trở lại xuống Ấn Độ Dương vào năm 2022.

Các nhà nghiên cứu đề xuất rằng các công ty phóng vệ tinh nên đầu tư vào công nghệ tái nhập tên lửa có kiểm soát. Hiện tại, chỉ có chưa đến 35% các vụ phóng sử dụng công nghệ này, điều đó để lại gánh nặng an toàn cho ngành hàng không. Để cải thiện an toàn cả trong và ngoài bầu khí quyển cần có sự hợp tác giữa các cơ quan chính phủ và các công ty tư nhân. Họ nhấn mạnh rằng không cần phải chờ đến khi xảy ra thảm họa mới hành động.

Chỉ cần một mảnh vỡ 1 gram cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với các chuyến bay.

Chỉ cần một mảnh vỡ 1 gram cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với các chuyến bay.

“Hiện có hơn 2.300 thân tên lửa đang ở trên quỹ đạo và sẽ quay trở lại theo cách không kiểm soát. Các cơ quan quản lý không phận sẽ phải đối mặt với thách thức này trong nhiều thập kỷ tới”, các nhà nghiên cứu cảnh báo.

Các nhà quan sát cho biết SpaceX đã tăng tần suất phá hủy vệ tinh liên lạc Starlink, với 3 - 4 vệ tinh đốt cháy mỗi ngày.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khôi Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN