Kính thiên văn James Webb lại chụp ảnh vũ trụ tuyệt đẹp chưa từng thấy
Bức ảnh mới của kính thiên văn James Webb về tinh vân Tarantula đã mang đến cái nhìn mới mẻ về hàng nghìn ngôi sao trẻ chưa từng được thấy trước đây.
Các nhà thiên văn đã tập trung tầm quan sát của kính James Webb vào tinh vân Tarantula, một trong những vùng hình thành sao sáng nhất và hoạt động mạnh nhất phía sau thiên hà của chúng ta, và tìm thấy hàng nghìn ngôi sao trẻ mà họ chưa từng thấy trước đây.
Tinh vân Tarantula, còn được gọi là 30 Doradus, là một đám mây khí và bụi khổng lồ cách chúng ta khoảng 160.000 năm ánh sáng nằm trong Large Magellanic Cloud, một thiên hà vệ tinh của dải ngân hà Milky Way. Tinh vân này đã sinh ra một số ngôi sao nóng nhất và khổng lồ nhất từng được biết đến, một trong số chúng có khối lượng gấp 150 lần khối lượng của Mặt Trời.
Để tìm hiểu thêm về nơi sinh ra những ngôi sao, các nhà thiên văn đã đào tạo 3 thiết bị hồng ngoại có độ phân giải cao có khả năng thu thập ánh sáng hồng ngoại, từ đó kính thiên văn trị giá 10 tỉ USD có thể nhìn xuyên qua khí và bụi vũ trụ, thâm nhập sâu hơn nữa vào khoảng không bao la ngoài Trái Đất.
Hình ảnh mới nhất của Webb về tinh vân Tarantula được chụp bằng thấu kính hồng ngoại Near-Infrared Camera (NIRCam) gắn ở phía trên kính, mang đến hình ảnh các dải khí trông giống như mạng nhện. NASA đã miêu tả “ngôi nhà của Tarantula như một chiếc hang được đào sâu, với tơ nhện được lót xung quanh”.
Hình ảnh cách xa 340 năm ánh sáng cho thấy các thiên hà xa xôi trông giống như những chấm trắng mờ. Một cụm sao trẻ khổng lồ có thể được nhìn thấy ở trung tâm của bức ảnh với màu xanh lam lấp lánh. Không gian xung quanh các ngôi sao trẻ là nơi khí đã được quét sạch bởi bức xạ cường độ cao của các ngôi sao và gió sao.
Hình ảnh tinh vân Tarantula được chụp bằng thấu kính hồng ngoại Near-Infrared Camera (NIRCam).
Các nhà thiên văn học cũng đã quan sát cùng một vùng tinh vân trong bước sóng hồng ngoại dài hơn được phát hiện bởi thấu kính Mid-Infrared Instrument (MIRI) của Webb. Theo NASA, thấu kính hồng ngoại MIRI đã cho thấy những điểm ánh sáng cực nhỏ, không phải là những ngôi sao đã được hình thành hoàn chỉnh, mà là những ngôi sao đang hình thành và vẫn đang trong quá trình phát triển trong kén bụi.
Hình ảnh tinh vân Tarantula qua thấu kính MIRI với bước sóng hồng ngoại dài hơn.
Khi sử dụng thấu kính Near-Infrared Spectrograph (NIRSpec), các nhà thiên văn học cũng bắt gặp một ngôi sao mới được giải phóng từ một kén bụi. Khi các ngôi sao mới hình thành bên trong tinh vân, chúng được bao quanh bởi các cột khí và bụi giống như cái kén, ngăn chặn ánh sáng nhìn thấy.
Thấu kính NIRSpec quan sát được hình ảnh một ngôi sao thoát khỏi kén bụi.
Các nhà thiên văn học tin rằng tinh vân Tarantula thuộc về quá khứ xa xôi của vũ trụ chúng ta. Nó có thành phần hóa học tương tự như các vùng hình thành sao khổng lồ được quan sát vào “buổi trưa vũ trụ” - khoảng thời gian khi vũ trụ chỉ mới vài tỷ năm tuổi và quá trình hình thành sao đang ở đỉnh cao. Như những quan sát mới của Webb xác nhận, tinh vân này vẫn đang tích cực sinh ra các ngôi sao.
Các nhà nghiên cứu hy vọng những quan sát của Webb sẽ cải thiện kiến thức của họ về cách các ngôi sao hình thành trong quá khứ của vũ trụ sâu thẳm.
Nguồn: [Link nguồn]
Tội phạm mạng đang sử dụng hình ảnh do kính thiên văn James Webb chụp được để phát tán phần mềm độc hại.