Kính James Webb vừa khám phá ra cách Trái Đất hình thành

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Khám phá mới của kính viễn vọng không gian James Webb có thể giúp nhân loại hiểu được Trái Đất đã hình thành như thế nào.

Theo BGR, kính viễn vọng không gian James Webb vừa thu thập được dữ liệu có thể giúp hiểu rõ hơn về cách Trái Đất đã hình thành cách đây hàng tỷ năm. Theo dữ liệu mới, James Webb đã phát hiện hơi nước trong các đĩa hình thành hành tinh, điều này làm tăng thêm độ tin cậy cho lý thuyết lâu đời về cách các hành tinh như Trái Đất được hình thành.

Webb đã phát hiện hơi nước trong hai đĩa khí và bụi khác nhau, bao quanh hai điểm khởi đầu khác nhau, cả hai đều có tuổi đời 2 – 3 triệu năm tuổi. Chúng thực sự còn khá trẻ so với dòng thời gian lâu đời của vũ trụ. Hai đĩa này nằm trong khu vực hình thành sao Kim Ngưu, cách Trái Đất khoảng 430 năm ánh sáng.

Một đĩa tiền hành tinh tương tự như đĩa mà James Webb đã quan sát.

Một đĩa tiền hành tinh tương tự như đĩa mà James Webb đã quan sát.

Việc phát hiện ra hơi nước bên trong các đĩa này đã khiến các nhà khoa học đưa ra giả thuyết xa hơn rằng các hành tinh đã hình thành như một phần của hệ thống được gọi là “sự bồi tụ của sỏi”. Về cơ bản, những khối đá nhỏ được bao phủ bởi băng sẽ chịu ma sát từ khí bên trong các đĩa hình thành hành tinh. Ma sát này cướp đi năng lượng quỹ đạo của các viên sỏi, khiến chúng di chuyển vào trong, cuối cùng hình thành cùng nhau.

Theo lý thuyết này, các hành tinh sẽ bắt đầu hình thành từ các đám bụi và khí trong đĩa tiền hành tinh xung quanh ngôi sao. Các hạt bụi nhỏ dần kết hợp với nhau để tạo thành các viên sỏi. Các viên sỏi này sau đó sẽ kết hợp với nhau để tạo thành các tiền hành tinh. Các tiền hành tinh lớn dần lên và cuối cùng trở thành các hành tinh.

Sự hiện diện của hơi nước trong các đĩa hành tinh cho thấy rằng các hạt bụi trong các đĩa này đã được làm nóng lên. Điều này có thể xảy ra do bức xạ từ ngôi sao mẹ hoặc do các vụ va chạm giữa các hạt bụi. Hơi nước có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành một hành tinh. Nó có thể giúp các hạt bụi kết hợp với nhau dễ dàng hơn và cũng có thể cung cấp năng lượng cho các phản ứng hóa học tạo ra các hợp chất hữu cơ phức tạp.

Phát hiện mới có thể giúp hiểu rõ hơn về cách Trái Đất và các hành tinh khác được hình thành. Nó cũng có thể giúp các nhà khoa học biết được nhiều điều hơn về sự hình thành của các hành tinh khí khổng lồ như sao Mộc và sao Thổ.

Hòn đảo trẻ nhất thế giới vừa bất ngờ được “khai sinh“ tại Nhật Bản

Một trận động đất bất thường đã xảy ra ở bờ biển Iwoto đã gây ra một khối bùn, khói, tro và nước bẩn để tạo thành một hòn đảo mới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BẠCH NGÂN ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN