Kính hiển vi "xịn sò" này giúp nhìn rõ cấu trúc tế bào và quá trình chuyển hóa
Kính hiển vi này thu được hình ảnh tốc độ cao, qua đó cung cấp dữ liệu cho một loạt các kỹ thuật phân tích tích hợp.
Ngành Kỹ thuật Công nghệ của DKSH vừa khai trương phòng thí nghiệm thiết bị khoa học tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (Q.9, TP.HCM). Phòng thí nghiệm được trang bị các thiết bị từ những thương hiệu hàng đầu thế giới, dùng cho các ngành công nghiệp từ dược phẩm, thực phẩm và đồ uống, khoa học đời sống, nghiên cứu và học thuật, đến dịch vụ thí nghiệm hay phân tích khoáng chất.
Các thiết bị hiện đại của phòng thí nghiệm do DKSH trang bị tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
Đây là phòng thí nghiệm thiết bị khoa học đầu tiên tại Việt nam được trang bị kính hiển vi đồng tiêu (confocal) từ Leica Microsystems. Thiết bị này được sử dụng cho nghiên cứu y sinh học, mang lại hình ảnh có độ chân thật cao của cấu trúc tế bào và theo dõi diễn biến các quá trình chuyển hóa.
Kính hiển vi đồng tiêu từ Leica Microsystems là thiết bị thiết yếu trong ngành nghiên cứu y sinh cấp cao và phân tích bề mặt trong ứng dụng khoa học vật liệu, cung cấp độ chính xác cao với hình ảnh ba chiều và kiểm tra với chính xác cao cấu trúc dưới mức tế bào và quy trình động.
Khái niệm mô-đun của kính hiển vi đồng tiêu được hiểu là hình ảnh tốc độ cao giúp cung cấp dữ liệu cho một loạt các kỹ thuật phân tích tích hợp. Kính hiển vi đồng tiêu của Leica cho phép nâng cấp và tích hợp linh hoạt công nghệ tiên tiến đến phạm vi nano với STED 3X.
Ông Robert Puschmann - Giám đốc điều hành ngành Kỹ thuật Công nghệ của DKSH Singapore, Malaysia và Việt Nam cho biết, phòng thí nghiệm thiết bị khoa học được nâng cấp thể hiện cam kết song hành với sự phát triển của thị trường và cộng đồng trong vai trò là nhà cung cấp giải pháp khoa học tích hợp của ngành kỹ thuật công nghệ.
“Tôi tin rằng với cơ sở vật chất tại đây, DKSH có thể mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng; đồng thời giúp nuôi dưỡng các thế hệ nhà khoa học tương lai thông qua giáo dục trong quan hệ hợp tác với Leica Microsystems và Trường Đại học Nguyễn Tất Thành”, ông Robert chia sẻ.
Điểm bất thường ở khuôn mặt một người trong kiệt tác Madonna Della Rosa của danh họa Raphael vừa được tiết lộ.
Nguồn: [Link nguồn]