Kiểu tấn công mạng này sẽ nở rộ trong tương lai, bạn nên cẩn trọng

Trong 2 năm qua, châu Á - Thái Bình Dương (APAC) đã chứng sự số hóa nhảy vọt của nhiều công ty do tác động của đại dịch, đi kèm theo đó là số lượng các cuộc tấn công vào chuỗi cung ứng ICT cũng tăng vọt.

Trong các cuộc tấn công đó, tội phạm mạng lợi dụng điểm yếu của các nhà cung cấp ICT và sử dụng chúng làm bệ phóng để tấn công nhiều mục tiêu khác.

Ông Eugene Kaspersky, Giám đốc Điều hành công ty an ninh mạng Kaspersky chia sẻ: “2 năm vừa qua chúng ta đã thấy một làn sóng các cuộc tấn công khai thác lỗ hổng nghiêm trọng trong chuỗi cung ứng ICT. Khi tội phạm mạng tăng cường phát triển cách tấn công, loại hình này sẽ trở thành xu hướng trong năm 2022 và hơn thế nữa”.

Để đề ra các giải pháp khả thi nhằm tăng cường khả năng phục hồi chuỗi cung ứng ICT trong khu vực, Kaspersky đã tổ chức Diễn đàn Chính sách Trực tuyến APAC lần thứ tư với sự góp mặt của các chuyên gia đầu ngành và chuyên gia về chính sách.

Tấn công vào chuỗi cung ứng dự kiến sẽ tăng mạnh trong tương lai. Ảnh: Internet

Tấn công vào chuỗi cung ứng dự kiến sẽ tăng mạnh trong tương lai. Ảnh: Internet

Chia sẻ thêm về nhận định từ phía Kaspersky, ông Amirudin cho biết: “Tấn công chuỗi cung ứng rất khó xử lý do phần mềm độc hại được thiết kế luôn ẩn trong hệ thống bị nhiễm và thiết bị của người dùng. Đặc biệt là trong môi trường ngày nay, các quốc gia đang dần phục hồi sau đại dịch và tiến tới chuyển đổi số”.

Ông cũng lưu ý rằng cần phải nâng cao nhận thức và giáo dục cho tất cả các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng ICT, bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) không có ngân sách để đầu tư vào việc cải thiện khả năng phòng thủ an ninh mạng của họ.

Diễn giả tại sự kiện đồng tình về nhu cầu chia sẻ thông tin thám báo an ninh mạng và hợp tác quốc tế để đảm bảo an toàn cho các quốc gia, tổ chức và cá nhân trong khu vực và hơn thế nữa. 

Ông Shri Rajeev Chandrasekhar chia sẻ: “Trách nhiệm đảm bảo chuỗi cung ứng ICT và đảm bảo không gian Internet an toàn và đáng tin cậy là điều mà chính phủ Ấn Độ dành ưu tiên hàng đầu”.

Khi nói về các giải pháp, Kaspersky cho rằng chiến lược ngắn hạn và dài hạn đều cần các bên tham gia, bao gồm chính phủ và tổ chức không thuộc chính phủ. 

Kiểu tấn công mạng này sẽ nở rộ trong tương lai, bạn nên cẩn trọng - 2

Giải pháp ngắn hạn bao gồm cải thiện các thủ tục và quy định về cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng ICT. Kaspersky dẫn chứng về các công ty công nhận các đối tác chuỗi cung ứng để giảm số lượng các cuộc tấn công về mức gần bằng không. Các quy định của chính phủ cũng đóng một vai trò quan trọng tương tự như cơ sở hạ tầng trọng yếu. 

Ông Eugene Kaspersky nói thêm: “Giải pháp lâu dài là làm cho các hệ thống trở nên “miễn dịch”. Điều này có nghĩa là hệ thống được thiết kế theo cách mà ngay cả khi một thành phần chuỗi cung ứng ICT có thể bị tổn thương thì phần còn lại của hệ thống cũng không bị ảnh hưởng. Ngay cả khi có zero-day hoặc bất kỳ lỗ hổng nào khác ở đâu đó trong chuỗi cung ứng thì cũng sẽ không “lây lan” ra các thành phần khác trong chuỗi”.

Nguồn: [Link nguồn]

Cẩn trọng thủ đoạn giả mạo nhân viên ngân hàng mời rút tiền từ thẻ tín dụng

Thời gian gần đây, một số đối tượng đã mạo danh nhân viên ngân hàng tiếp cận, đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tiền...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tiểu Minh ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN