Không mắc bẫy lừa mạo danh "định danh điện tử"

Từ cuối tháng 2-2022, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 - Bộ Công an) bắt đầu cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân trên phạm vi toàn quốc qua các hoạt động cấp, đổi - cấp lại CCCD.

Để hoàn tất đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử (ĐDĐT), người dân cần thêm bước kích hoạt tài khoản. Hệ thống định danh và xác thực điện tử sẽ so sánh, đối chiếu tự động thông tin công dân kê khai với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đối với mức độ 2, hệ thống sẽ so sánh, đối chiếu thêm ảnh chân dung hoặc vân tay của người đăng ký. Nếu trùng khớp, hệ thống sẽ tạo lập tài khoản ĐDĐT mức độ 1 hay mức độ 2 và gửi yêu cầu kích hoạt tài khoản cho người đăng ký qua số điện thoại hoặc email đã đăng ký. Do tài khoản ĐDĐT đã bắt đầu được chấp nhận trong một số loại hình dịch vụ online, người dân - đặc biệt là những người có nhu cầu sử dụng các dịch vụ online - từ nay có thể xin cấp loại hình ĐDĐT này.

Tài khoản ĐDĐT cũng là giấy tờ tùy thân, ID cá nhân, nên đã trở thành một mục tiêu đánh cắp mới của tội phạm công nghệ. Ngày 4-4, Bộ Công an cho biết chỉ một thời gian ngắn sau khi triển khai việc cấp tài khoản ĐDĐT, những kiểu lừa đảo mới với chiêu bài kiểm chứng thông tin đã xuất hiện.

Tài khoản ĐDĐT cũng là giấy tờ tùy thân nên đã trở thành một mục tiêu đánh cắp mới của tội phạm công nghệ

Tài khoản ĐDĐT cũng là giấy tờ tùy thân nên đã trở thành một mục tiêu đánh cắp mới của tội phạm công nghệ

Cụ thể, theo Công an TP Hà Nội, lợi dụng việc triển khai cấp, xác thực tài khoản ĐDĐT, bọn tội phạm gọi điện cho nạn nhân, xưng là công an, đọc chính xác tên, số định danh, ngày tháng năm sinh (dữ liệu này của nạn nhân đã bị lộ trên mạng do nhiều nguyên nhân), yêu cầu nạn nhân đăng nhập vào website giả mạo giao diện cơ quan nhà nước để cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP gửi về số điện thoại do chúng cung cấp... Sau đó, chúng dùng những thông tin trên đăng nhập các ứng dụng ngân hàng online, ví điện tử... của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản.

Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an TP Hà Nội cho biết khi các ngành chức năng triển khai ứng dụng (app), tạo thuận lợi cho người dân trong giải quyết thủ tục hành chính, đẩy mạnh số hóa bằng giao dịch điện tử liền có ngay những kiểu "ăn theo", giả danh cơ quan có thẩm quyền quản lý app nhằm khai thác thông tin cá nhân. Nhiều người đã sập bẫy do các đối tượng lừa đảo đọc đúng tên tuổi, địa chỉ và số CCCD. Cá biệt, có trường hợp được nêu chính xác tên người thân trong gia đình, khiến nạn nhân ban đầu dù cảnh giác nhưng phải tin theo. Thông tin cá nhân và mã OTP khi cung cấp cho kẻ xấu sẽ bị sử dụng để chiếm đoạt số tiền đang có trong tài khoản của nạn nhân.

Bộ Công an nhấn mạnh: "Trong việc xác thực ĐDĐT, cơ quan công an chỉ thực hiện trực tiếp tại trụ sở và không yêu cầu công dân phải cung cấp thông tin qua điện thoại". Để được cấp tài khoản ĐDĐT, người dân cần trực tiếp đến trụ sở cơ quan công an và tiến hành theo đúng quy trình.

Cơ quan công an cũng cảnh báo người dân tuyệt đối không thực hiện theo yêu cầu từ các cuộc gọi "lạ" tự xưng cơ quan nhà nước, lực lượng công an; không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản số, mã OTP... cho người lạ để tránh sập bẫy lừa đảo của bọn tội phạm.

Giới bảo mật lo ngại nhóm hacker khét tiếng này đã quay trở lại

Nhóm hacker khét tiếng REvil có dấu hiệu trở lại sau khi nhiều thành viên tình nghi bị bắt tại Nga.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Hồng Phước ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN