Khoa học lý giải theo cách dễ hiểu nhất: Ma là gì, từ đâu mà ra?

Sự kiện: Bí ẩn khoa học
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Nhìn thấy ma thường là "cách hiểu sai lệch về những thứ có lời giải thích khoa học".

Theo bài đăng trên Live Science của tác giả Patrick Pester, nhiều người trên khắp thế giới tin rằng họ đã nhìn thấy hoặc nghe thấy ma, nhưng không có bằng chứng khoa học nào về sự tồn tại của linh hồn hoặc các hiện tượng siêu nhiên đó. Vậy điều gì ẩn sau những "cuộc chạm trán" này?

Ảnh mô phỏng một người phụ nữ đang nhìn thấy những bóng ma nhảy múa. (Nguồn: Ralf Nau/Getty Images)

Ảnh mô phỏng một người phụ nữ đang nhìn thấy những bóng ma nhảy múa. (Nguồn: Ralf Nau/Getty Images)

Để giải thích, Patrick Pester cho biết, Christopher French - giáo sư tâm lý học tại Trường Đại học London Goldsmiths đã viết một cuốn sách về khoa học siêu nhiên, khẳng định: Nhìn thấy ma thường là "cách hiểu sai lệch về những thứ có lời giải thích khoa học".

"Bạn không thể nghĩ ra lời giải thích không có nghĩa là không có lời giải thích nào", giáo sư French nói với Live Science.

Giáo sư French được biết đến người luôn tìm tòi, khám phá lời giải thích không phải siêu nhiên cho những cuộc chạm trán với ma. Lời giải thích đó là ảo giác hoặc nhận thức về những thứ không có ở đó; ký ức sai lệch hoặc hồi tưởng về những sự kiện không thực xảy ra.

"Não người có xu hướng bỏ sót một số thứ và nhớ sai sự kiện, và có thể vội đưa ra kết luận khi cố gắng hiểu một trải nghiệm mơ hồ. Điều này đặc biệt đúng khi một người muốn tin rằng họ đã nhìn thấy ma hoặc một sinh vật huyền thoại nào đó", Live Science đã đưa tin.

Ngoài ra, cũng có một số tình trạng bệnh lý khiến khả năng gặp ma trở nên cao hơn. Một lĩnh vực nghiên cứu của giáo sư French là chứng rối loạn được gọi là tê liệt khi ngủ. Ở trạng thái này, mọi người nghĩ rằng họ đã hoàn toàn tỉnh táo nhưng không thể cử động, cùng lúc đó là cảm nhận sự hiện diện của ma quỷ.

"Giống như tâm trí bạn thức dậy nhưng cơ thể bạn thì không: Có sự kết hợp thú vị giữa ý thức tỉnh táo và ý thức mơ, và nội dung của giấc mơ đang dần đi vào ý thức tỉnh táo", giáo sư French nói.

Giáo sư French lưu ý thêm, nếu ai đó bị chứng tê liệt khi ngủ mà không hề biết về chứng rối loạn này, thì không hề vô lý khi người đó cho rằng họ đã có một trải nghiệm siêu nhiên. Trong tình trạng tê liệt khi ngủ, khi con người phải chịu sự chi phối của giấc mơ, cái mà mọi người thấy thường là một bóng mờ ở góc phòng.

Nguồn: [Link nguồn]

Phá vỡ ranh giới sự sống và cái chết khi sinh vật "trạng thái thứ ba" ra đời trong phòng thí nghiệm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An An ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN