Khoa học giải thích tại sao chúng ta khóc và liệu có tốt cho sức khỏe

Sự kiện: Bí ẩn khoa học
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Có lẽ nhiều người đã từng nghe câu nói “hãy khóc cho thỏa thích”. Nghe có vẻ nghịch lý, yếu đuối nhưng sự thật ra sao?

Thực tế cho thấy, khóc có thể mang lại cảm giác dễ chịu. Các nhà khoa học giải thích, việc khóc không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng và nỗi đau về mặt cảm xúc mà còn kích thích cơ thể sản sinh hormone tạo cảm giác thoải mái.

Có ba loại nước mắt, trong đó nước mắt cảm xúc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Có ba loại nước mắt, trong đó nước mắt cảm xúc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Vậy lý do tại sao chúng ta lại khóc? Về cơ bản, khóc là một hành vi đặc biệt của con người. Trong khi các loài động vật khác chỉ tiết ra chất nhờn để bôi trơn mắt, con người là loài duy nhất có khả năng rơi nước mắt do các kích thích cảm xúc. Chúng ta có ba loại nước mắt: nước mắt phản xạ, nước mắt liên tục và nước mắt cảm xúc. Mặc dù nước mắt cảm xúc không có chức năng bảo vệ như hai loại kia nhưng nó lại mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Theo Harvard Health Publishing, khóc vì cảm xúc giúp cơ thể sản sinh oxytocin - một hormone được biết đến như “hormone tình yêu”. Hormone này không chỉ giúp gắn kết con người với nhau mà còn có khả năng chữa lành trái tim sau những tổn thương. Ngoài ra, khóc cũng giải phóng endorphin - một loại hormone giúp giảm đau về mặt cảm xúc và thể chất, đồng thời tạo cảm giác hưng phấn.

Vì vậy hãy đừng kìm nén cảm xúc, khóc ngay khi có thể.

Vì vậy hãy đừng kìm nén cảm xúc, khóc ngay khi có thể.

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2007 đã theo dõi nhịp tim và nhịp thở của 60 nữ sinh viên khi xem các bộ phim buồn. Kết quả cho thấy nhịp tim tăng lên trước khi khóc nhưng nhanh chóng giảm xuống sau khi bắt đầu khóc. Điều này cho thấy khóc không chỉ là dấu hiệu của nỗi đau mà còn giúp phục hồi trạng thái cảm xúc và thể chất.

Chính vì lợi ích của việc khóc, giới chuyên gia khuyến cáo mọi người không nên kiềm chế cảm xúc. Còn được gọi là “repressive coping”, việc kiềm chế cảm xúc đã được chứng minh có những hậu quả tiêu cực. Một nghiên cứu năm 2012 đã phân tích 22 nghiên cứu với 6.775 người tham gia và phát hiện ra mối liên hệ giữa việc kiềm chế cảm xúc với ung thư và các bệnh tim mạch, đặc biệt là tăng huyết áp. Những kết quả này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mọi người tránh kìm nén cảm xúc để bảo vệ sức khỏe.

Khoa học thậm chí còn cho thấy khóc có thể giúp chữa bệnh cao huyết áp.

Khoa học thậm chí còn cho thấy khóc có thể giúp chữa bệnh cao huyết áp.

Xét cho cùng, khóc có thể là một cách tự xoa dịu, giúp chúng ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Hãy để cảm xúc được tự do vì đó có thể là chìa khóa cho sức khỏe tinh thần và thể chất của mỗi người.

Hàng loạt streamer tại Hàn Quốc đang than trời vì nền tảng livestream Twitch chính thức ngừng hoạt động tại quốc gia này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyên Khang ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN