Phát hiện thú vị: 65% người vừa gọi video vừa xem YouTube, chương trình online

Sự kiện: Internet Youtube

Trò chuyện video nổi lên trong thời gian gần đây cho các cuộc họp hay học online. Nó mang tới nhiều lợi ích, nhưng cũng có mặt trái như khiến người ta dễ sao nhãng và làm việc riêng.

Vào tháng 6/2021, một cuộc khảo sát với 1.000 người Mỹ và 2.100 người tiêu dùng ở Úc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Singapore, UAE và Việt Nam vừa được hoàn thành bởi công ty nghiên cứu thị trường Researchscape International. Cuộc khảo sát được thực hiện trực tuyến và bao gồm các đại diện ở nhóm tuổi từ 18 - 65 tuổi.

Cuộc khảo sát đã tìm ra điểm mất kết nối giữa lợi ích của cuộc trò chuyện video và những thách thức ngoài ý muốn mà nó tạo ra. Kết quả cũng cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để cải thiện trải nghiệm của họ.

Họp online qua cuộc gọi video là xu hướng trong mùa dịch đang diễn ra.

Họp online qua cuộc gọi video là xu hướng trong mùa dịch đang diễn ra.

Lợi ích của trò chuyện video: Kết nối hiệu quả và ý nghĩa hơn

Những người được hỏi đã ghi nhận một số lợi ích rõ ràng của việc trò chuyện video, bao gồm tỉ lệ tương tác tốt hơn. Khi sử dụng video, đại đa số (84%) người được hỏi cho biết, họ cảm thấy những người tham gia ở mức độ nào đó rất hoặc cực kỳ chú tâm với họ.

Ngoài ra, 85% cho biết các cuộc gọi video cung cấp cho họ một kết nối có ý nghĩa hơn với những cách thức khác. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các cuộc trò chuyện đòi hỏi sự đồng cảm hoặc tin tưởng, ví dụ các cuộc hẹn khám bệnh từ xa, các cuộc họp bán hàng hoặc các buổi tư vấn.

Mặt trái của cuộc gọi video: Dễ sao nhãng, làm việc riêng

Ba phần tư (75%) người tiêu dùng Việt Nam cho biết, so với những năm trước, họ đã dành nhiều thời gian hơn cho video. Những người tham gia thừa nhận đã thực hiện nhiều công việc riêng, những công việc cá nhân và các dự án khác trong suốt các cuộc gọi video, bao gồm lướt web, mua sắm trực tuyến và lướt mạng xã hội.

Họp online dễ khiến người ta sao nhãng vào những việc riêng. (Ảnh minh họa)

Họp online dễ khiến người ta sao nhãng vào những việc riêng. (Ảnh minh họa)

Điều đáng ngạc nhiên là họ cũng thực hiện các hoạt động sau suốt các cuộc gọi video:

- Xem YouTube + Chương trình trực tuyến (65%).

- Dọn dẹp nhà cửa (42%).

- Mua sắm trực tuyến (38%).

- Đọc mạng xã hội, tin tức trực tuyến (36%).

- Hỗ trợ dạy và học ở nhà (32%).

Khi được hỏi về những yếu tố họ không thích khi thực hiện cuộc gọi video, 31% người được hỏi cho rằng cảm giác nhàm chán, dẫn đến việc họ thực hiện nhiều nhiệm vụ trong suốt các cuộc gọi. Khó đọc các tín hiệu phi ngôn ngữ một cách hiệu quả (23%) và khó theo dõi các cuộc trò chuyện khi xem màn hình (17%) cũng được coi là những vấn đề chính.

Bên cạnh đó, những người được hỏi nghi vấn rằng, họ không thể biết liệu người khác có tham gia hay không (36%). Khoảng 32% người được hỏi cảm thấy không được lắng nghe, và 30% cho rằng mọi người hiểu sai về biểu cảm khuôn mặt trong các cuộc gọi video.

Người tiêu dùng sẵn sàng đón nhận AI

Mặc dù ngày nay video đang được sử dụng cho nhiều mục đích, nhưng rõ ràng là công nghệ có thể làm cho những cuộc trò chuyện video này trở nên hiệu quả và thú vị hơn. Đáng chú ý, theo kết quả khảo sát, phần lớn người Việt Nam (87%) được hỏi cho biết, họ sẵn sàng sử dụng các công cụ tự động hóa hoặc AI để cải thiện các cuộc trò chuyện video.

Những người được hỏi cho biết, họ muốn AI giúp đưa ra các mẹo tương tác dựa trên tâm trạng hoặc sở thích của người mà họ đang trò chuyện (67%), kết nối sâu sắc hơn với những người tham gia (51%) và giúp đồng cảm tốt hơn với những người khác trong cuộc gọi (44 %).

Điều này đang được một số bên như Uniphore tích hợp sâu rộng. Hồi đầu năm 2021, họ đã mua lại hai công ty Emotion Research Labs và Jacada để tận dụng AI về video và cảm xúc cùng với các công cụ tự động hóa. Thông qua việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và máy học, các công ty có thể tăng cường giao tiếp bằng cách thêm khả năng hiểu rõ về mức độ tương tác và cảm xúc của những người tham gia.

Theo ông Umesh Sachdev - Giám đốc điều hành và đồng sáng lập Uniphore, kể từ khi bắt đầu đại dịch, công ty đã chứng kiến việc áp dụng rộng rãi trò chuyện video vào các cuộc trao đổi cá nhân và công việc. Tuy nhiên với kết quả khảo sát nói trên, ông nhận thấy vẫn còn nhiều việc phải làm để các tương tác ảo trở nên liền mạch và hiệu quả như các cuộc trò chuyện trực tiếp

“Rõ ràng là cần có các công cụ và năng lực bổ sung để nâng cao mức độ thấu hiểu giữa người với người. Thông qua AI và công nghệ tự động hóa, các công ty và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, thu thập các tín hiệu phi ngôn ngữ mà họ có thể đã bỏ lỡ và cung cấp thông tin chi tiết bằng cách sử dụng dữ liệu có thể giải mã và hành động được”, ông Umesh Sachdev nhận định.

* Lưu ý: Số liệu trong bài chỉ mang tính tham khảo trong khuôn khổ khảo sát do Researchscape International thực hiện.

Nguồn: [Link nguồn]

COVID-19: AI Callbot đã gọi 2,6 triệu cuộc tới 1,6 triệu người để tầm soát y tế

Các nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI) đã được ứng dụng thực tế và hỗ trợ đắc lực cho công tác phòng, chống...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Internet Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN