Khác biệt lớn giữa 4G và 5G sẽ biến kỷ nguyên vạn vật kết nối thành hiện thực

Sự kiện: Mạng 5G

Uber hay các ứng dụng gọi xe khác ra đời nhờ có 4G. Với 5G, các chuyến đi này có thể thực hiện mà không cần người lái.

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Xe tự lái chỉ là một trong số nhiều ứng dụng tiềm năng của 5G, thế hệ mạng di động tiếp theo đang được triển khai tại vài nước trên thế giới. Các công ty trong cuộc đua mạng 5G nhanh nhất hoặc lớn nhất, còn các nước cạnh tranh để trở thành người đầu tiên có mạng 5G toàn quốc.

Dù vậy, người dùng bình thường phải chờ một thời gian nữa mới thấy được lợi ích to lớn mà 5G mang lại. Đó là bởi vì cần có mạng lưới để kích hoạt công nghệ mới như thành phố thông minh, phẫu thuật từ xa, nhà máy tự động.

Ba khác biệt lớn giữa 4G và 5G là tốc độ, dải tần và độ trễ giữa thiết bị và máy chủ. Những khác biệt này đòi hỏi phải xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng mới và chi hàng tỷ USD đầu tư.

Tốc độ

Tốc độ là một trong số các yếu tố được mong đợi nhất của 5G. 5G dự kiến nhanh gấp 100 lần 4G. Với tốc độ như vậy, bạn có thể tải bộ phim dài 2 tiếng chỉ trong chưa đầy 10 giây, việc mất khoảng 7 phút trên 4G.

Tốc độ siêu nhanh có nhiều tác dụng với người dùng bình thường như stream phim, tải ứng dụng nhanh hơn nhưng chúng cũng quan trọng trong nhiều ứng dụng khác. Chẳng hạn, các chuyên gia sản xuất nói về khả năng đặt camera trong nhà máy, thu thập và xử lý lượng lớn phim quay được để kiểm soát chất lượng sản phẩm theo thời gian thực.

Tốc độ này đạt được vì hầu hết mạng 5G được xây dựng dựa trên tần số cao, tần số càng cao thì tốc độ dữ liệu càng nhanh. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là không thể truyền dữ liệu đi xa, thậm chí còn khó truyền qua tường, cửa sổ, cột đèn và các bề mặt cứng khác. Chúng rất không thuận tiện vì chúng ta thường phải di chuyển liên tục từ điểm này tới điểm kia.

Để khắc phục, nhà mạng lắp đặt vô số trạm thu phát nhỏ (small cell site) có kích cỡ bằng hộp bánh pizza tại các cột đèn, tường hay tháp. Vì lý do này, nhà mạng triển khai 5G theo từng thành phố. Để mạng 5G hoạt động, thành phố phải chứa đầy các trạm thu phát nhỏ. Các tòa nhà cũng có thể sở hữu trạm thu phát riêng để đảm bảo mạng 5G hoạt động hiệu quả bên trong.

Dung lượng

Khi chúng ta có mặt ở một khu vực đông đúc như rạp hát, sân vận động hay sân bay vào mùa cao điểm, bạn có thể trải qua khó khăn khi mở một trang web hay phát một đoạn video. Khi nhiều thiết bị cùng kết nối một lúc tại một điểm, hiện tượng nghẽn mạng có thể xảy ra. Cơ sở hạ tầng mạng không thể xử lý số lượng thiết bị khổng lồ, dẫn tới tốc độ dữ liệu chậm và độ trễ cao.

5G được dự đoán sẽ giải quyết vấn đề này. Nó sẽ có dung lượng lớn hơn 4G, như vậy không chỉ mang lại kết nối tốt hơn cho điện thoại của mỗi người mà còn kết nối được nhiều máy hơn nữa với mạng.

Các chuyên gia so sánh 5G như đường freeway có nhiều làn hơn cho xe lưu thông. Nó sẽ giúp cho kỷ nguyên vạn vật kết nối trở thành sự thật với sự góp mặt với bàn chải đánh răng thông minh, đèn đường thông minh hay gia dụng thông minh.

Độ trễ

Một khác biệt nhỏ nhưng không kém phần quan trọng chính là độ trễ, tức là khoảng thời gian để các thiết bị giao tiếp với nhau hoặc với máy chủ gửi tin. Tốc độ là khoảng thời gian cần thiết để điện thoại tải nội dung trang web, còn độ trễ là thời gian từ khi bạn nhắn tin cho bạn bè tới khi điện thoại của người ấy nhận được. Dù độ trễ được đo bằng mili giây, tất cả mili giây này lại tăng lên khi gửi và nhận khối lượng dữ liệu lớn, phức tạp như video hay dữ liệu xe tự lái.

Độ trễ của 4G khá thấp nhưng 5G sẽ biến nó gần như bằng 0. Đây là yếu tố giúp kích hoạt các tiến bộ mới như chơi game thời gian thực, xe tự lái hay phẫu thuật từ xa. Tất cả đều cần tới những kết nối ngay lập tức.

Nguồn: [Link nguồn]

VinaPhone, Viettel tung data ưu đãi cho khách hàng dịp Tết 2020

Trong khi VinaPhone tung gói data “khủng“ thì Viettel tặng data hoàn toàn miễn phí cho tất cả khách hàng của mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Du Lam (Theo CNN) ([Tên nguồn])
Mạng 5G Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN