Kaspersky tiết lộ những lỗ hổng bảo mật thường gặp tại Đông Nam Á

Theo các chuyên gia, các cuộc tấn công mạng vẫn có thể ngăn chặn được trước khi kẻ tấn công xâm nhập vào mạng nội bộ.

Việc giám sát mối đe dọa giúp các công ty có thể hành động kịp thời và vô hiệu hóa cuộc tấn công trước khi tin tặc khai thác các lỗ hổng.

Kaspersky vừa công bố báo cáo Digital Footprint Intelligence (DFI) về các mối đe dọa từ bên ngoài tại một số quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) trong năm 2021, bao gồm 6 quốc gia trọng điểm tại Đông Nam Á.

Mục đích của báo cáo là nâng cao nhận thức về các mối đe dọa bảo mật và đưa ra các phương pháp hữu ích nhằm giảm thiểu rủi ro của các cuộc tấn công trên diện rộng, có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Khả năng khai thác của tội phạm mạng

Phân tích vào năm 2021 cho thấy cứ mỗi 5 dịch vụ dễ bị tấn công thì có ít nhất 1 lỗ hổng, từ đó làm gia tăng khả năng thành công của một cuộc tấn công mạng.

Các lĩnh vực tại quốc gia được phân tích trong báo cáo đều gặp vấn đề với việc cài đặt các bản cập nhật bảo mật, bao gồm tài chính, sức khỏe, công nghiệp và chính phủ.

Các tổ chức chính phủ (chủ yếu là bộ phận xử lý thông tin danh tính cá nhân (PII) và nhà cung cấp các dịch vụ quan trọng cho công dân) là đối tượng có khả năng gặp phải sự cố cao nhất.

Kaspersky tiết lộ những lỗ hổng bảo mật thường gặp tại Đông Nam Á - 1

Singapore có số lượng lỗ hổng bảo mật thấp, đặc biệt là tỉ lệ lỗ hổng bảo mật so với số lượng các dịch vụ. Trong khi đó, tỉ lệ này tại Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Malaysia rất cao.

Trong quá trình nghiên cứu về vấn đề bảo mật của các công ty trong khu vực APAC, các chuyên gia của Kaspersky đã nhận thấy lỗ hổng thường được sử dụng là ProxyShell và ProxyLogon. Cách khai thác các lỗ hổng này được công khai nên những kẻ tấn công với kỹ năng thấp vẫn có thể dễ dàng thực hiện.

Các lỗ hổng từ cả 2 nhóm này cho phép kẻ tấn công bỏ qua bước xác thực và chạy mã với tư cách là người dùng được cấp quyền.

Biện pháp bảo vệ tốt nhất trước những lỗ hổng này là luôn cập nhật hệ thống bằng các bản vá lỗi và đảm bảo sản phẩm luôn ở phiên bản mới nhất.

Tấn công Brute Force

Phần lớn sự xâm nhập đầu tiên của kẻ tấn công dẫn đến sự cố an ninh mạng đều liên quan đến các dịch vụ có tính năng quản lý hoặc truy cập từ xa.

Một trong những ví dụ phổ biến nhất là Giao thức kết nối máy tính từ xa (Remote Desktop Protocol - RDP). Đây là giao thức độc quyền của Microsoft cho phép người dùng kết nối với một máy tính khác thông qua mạng lưới máy tính Windows.

Kaspersky tiết lộ những lỗ hổng bảo mật thường gặp tại Đông Nam Á - 2

RDP được sử dụng rộng rãi bởi cả quản trị viên hệ thống và người dùng không chuyên về kỹ thuật để điều khiển từ xa máy chủ và các PC khác. Công cụ này cũng bị tội phạm khai thác để xâm nhập vào máy tính mục tiêu thường chứa các tài nguyên quan trọng của công ty.

Các tổ chức chính phủ đang là mục tiêu của hơn 40% tấn công bề mặt bằng brute force và tái sử dụng thông tin đã từng bị rò rỉ.

Ông Chris Connell, Giám đốc Điều hành Kaspersky khu vực APAC, chia sẻ: “Có thể thấy tội phạm mạng đang tích cực tìm kiếm các “cửa ngõ” có thể xâm nhập vào hệ thống của tổ chức, từ phần mềm chưa được vá lỗi, các lỗ hổng one-day đến dịch vụ quản lý, truy cập từ xa.

Thay vì lo ngại, các tổ chức có thể sử dụng các báo cáo như một công cụ hướng dẫn xây dựng năng lực an ninh mạng, chẳng hạn như DFI. Khi đã biết điểm yếu của mình, bạn sẽ biết điều gì cần ưu tiên hơn”.

Làm thế nào để hạn chế bị tấn công?

- Giám sát mọi thay đổi đối với máy chủ, bao gồm các dịch vụ hoặc ứng dụng khởi chạy…

- Tập trung chiến lược phòng thủ vào việc phát hiện các cuộc tấn công lây lan và rò rỉ dữ liệu.

- Sử dụng các giải pháp như Kaspersky Endpoint Detection and Response và dịch vụ Managed Detection and Response giúp xác định và ngăn chặn cuộc tấn công từ giai đoạn đầu, trước khi những kẻ tấn công đạt được mục tiêu của chúng.

Nguồn: [Link nguồn]

Sau bản cập nhật lớn, Windows 11 an toàn hơn nhiều nhờ cải tiến này

Khả năng tự bảo vệ của Windows 11 trước các cuộc tấn công Brute-Force đã tốt hơn nhiều sau bản cập nhật mới nhất của nền tảng này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tiểu Minh ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN