iFan chờ mỏi mòn hơn 1 năm cho tính năng này của YouTube
Google vừa thông báo rằng chế độ picture-in-picture (PiP) của YouTube dành cho iOS và iPadOS sẽ được triển khai cho nhiều người hơn trong vài ngày tới.
PiP cho YouTube là một tính năng cho phép người dùng xem video trong cửa sổ nổi khi vẫn sử dụng các ứng dụng khác. Theo một bài đăng của mình, Google cho biết những người dùng đang chạy iOS 15/iPadOS 15 sẽ sớm bắt đầu thấy tính năng này, mặc dù tính có sẵn của nó sẽ phụ thuộc vào từng thị trường.
PiP là một tính năng đã được giới thiệu cho YouTube trên iPhone và iPad từ tháng 6/2021.
Những người đăng ký YouTube Premium sẽ có quyền truy cập vào tính năng này cho dù họ sống ở đâu trên thế giới và có thể sử dụng tính năng này để xem bất kỳ nội dung nào. Đối với người dùng YouTube miễn phí, tính năng này chỉ có sẵn cho người dùng iPhone và iPad ở Mỹ và giới hạn nội dung không phải âm nhạc. Nếu đang sử dụng Android, người dùng đã có tính năng này trong nhiều năm và YouTube cho biết điều này vẫn không thay đổi ở thời điểm hiện tại.
Được biết, YouTube đã thử nghiệm tính năng này trong một thời gian dài kể từ khi công bố vào tháng 6/2021, nơi các thành viên Premium có thể đăng ký sử dụng thử cho đến tháng 4/2022. Vào thời điểm đó, công ty cho biết họ sẽ sớm có thêm thông tin chi tiết để chia sẻ về tính năng này.
Trong thông báo của mình, YouTube thừa nhận họ chậm triển khai tính năng mà người dùng iPhone và iPad chờ đợi từ rất lâu.
Chỉ người dùng YouTube miễn phí ở Mỹ mới được trải nghiệm tính năng PiP, nhưng ngoại trừ nội dung âm nhạc.
Để xem liệu thiết bị của mình có quyền truy cập vào tính năng PiP của YouTube hay không, người dùng hãy truy cập vào ứng dụng YouTube, sau đó thử phát video và rời khỏi ứng dụng YouTube để chuyển về màn hình chính hoặc một ứng dụng khác. Nếu chế độ PiP được bật, video sẽ tự động xuất hiện trong một cửa sổ nổi.
Người dùng cũng có thể kiểm tra tính năng này bằng cách nhấn vào ảnh hồ sơ của mình ở trên cùng bên phải của ứng dụng YouTube, sau đó vào Settings > General và kiểm tra nút bật/tắt có gắn nhãn Picture in Picture.
Các video trên YouTube đang được sử dụng để quảng cáo phần mềm khai thác bitcoin giả mạo.
Nguồn: [Link nguồn]