Hơn một tỷ thiết bị Android có nguy cơ nhiễm độc
Bảo mật là một trong những khía cạnh quan trọng trong trải nghiệm sử dụng điện thoại thông minh nhưng thường không được chú ý cho đến khi chúng ta trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công mạng.
Ảnh minh họa: Internet
Theo nghiên cứu từ Which?, công ty chuyên về tiêu dùng của Anh, 2 trong 5 điện thoại di động đang hoạt động sẽ có vấn đề lớn về bảo mật. Với số liệu chính thức của Android, nó tương đương hơn 1 tỷ thiết bị có nguy cơ.
Nghiên cứu này sử dụng số phiên bản Android làm cơ sở, xem xét rằng Google liên tục tung ra các bản cập nhật bảo mật cho các phiên bản từ Android 7 trở đi, có nghĩa 42,1% smartphone không nhận được cập nhật bảo mật. Trong 2,5 tỷ người dùng Android, số người dùng phiên bản lỗi thời lên tới 1,11 tỷ.
Họ lấy 5 điện thoại cũ và hợp tác với AV Comparatives, một công ty chuyên về các bài kiểm tra diệt virus. Trong tất cả các máy được thử nghiệm, dễ dàng thực hiện các cuộc tấn công bằng phần mềm độc hại Joker và Bluefrag.
Google nhấn mạnh tầm quan trọng của Project Treble và Project Mainline - những cải tiến mới nhất của họ giúp hệ thống tích hợp và bảo mật hơn, khắc phục các vấn đề liên quan đến bảo mật mà chính người dùng cũng không nhận ra. Tuy nhiên, chúng chỉ dành cho Android 8, 9 và 10 và không khắc phục vấn đề của người dùng hiện tại.
Để hạn chế các nguy cơ từ vấn đề bảo mật, người dùng cần áp dụng một số biện pháp. Đầu tiên, cẩn thận với những gì tải xuống: rủi ro lớn nhất nằm trong việc tải xuống các ứng dụng không đáng tin cậy. Ngay cả khi đã có bộ lọc Google Play Protect, nó không hoàn hảo và trong nhiều trường hợp có ứng dụng bị “lọt”. Ngoài ra, đừng dựa vào các bản sao của ứng dụng phổ biến hoặc phiên bản miễn phí của các ứng dụng trả tiền.
Tiếp đó, hãy chú ý khi nhấp chuột vào một địa chỉ nào đó: những cuộc tấn công lừa đảo thường giả mạo email và các trang đáng tin cậy để đánh lừa người dùng.
Bạn cũng tránh đưa thông tin quan trọng lên các điện thoại mà lần cuối cập nhật là từ 2 năm trước hoặc lâu hơn, tránh lưu trữ thông tin mà chúng ta không muốn mất, đặc biệt liên quan đến thanh toán.
Người dùng nên sao lưu dữ liệu vì một số cuộc tấn công có khả năng chiếm quyền điều khiển thông tin (mã độc tống tiền - ransomware). Chúng ta nên có một vài bản sao lưu trên các thiết bị khác nhau.
Ở một mức độ nào đó, chúng ta nên sử dụng phần mềm diệt virus, nhất là thiết bị lỗi thời.
Sử dụng giải pháp bảo mật miễn phí khiến doanh nghiệp dễ bị tấn công bởi các mối đe dọa tinh vi và ngày càng phức...
Nguồn: [Link nguồn]