Hôm nay, "quái vật mỉm cười" phun lửa vào Trái Đất

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

"Hậu quả" từ nụ cười ma quái của Mặt Trời hôm 26-10 vừa chạm đến Trái Đất, là những quả pháo sáng gây nên bão địa từ loại G1.

Theo NASA, hành tinh của chúng ta sẽ "trúng đạn" trong 2 ngày cuối tuần này, tức vào ngày 29 và 30-10, tùy theo múi giờ.

Như mọi lần, những quả pháo sáng giàu năng lượng này xuất phát từ các "họng súng vũ trụ" gọi là "vết đen Mặt Trời". Lần này, như để hưởng ứng Halloween, 3 vết đen Mặt Trời đã tạo nên hình ảnh một khuôn mặt cười ma quái, được Đài quan sát Mặt Trời (SDO) của NASA chụp được ngày 26-10.

Khuôn mặt cười ma quái chuẩn bị phun lửa vào Trái Đất - Ảnh: SDO/NASA

Khuôn mặt cười ma quái chuẩn bị phun lửa vào Trái Đất - Ảnh: SDO/NASA

Theo Live Science, nụ cười này hướng thẳng về phía Trái Đất, đồng nghĩa với nó sẽ phun vào địa cầu những luồng năng lượng cực mạnh dưới dạng gió Mặt Trời, mang các hạt tích điện, truyền vào không gian với tốc độ hơn 1,6 triệu km/giờ.

Thông thường các quả pháo sáng, hay lớn hơn là các quả cầu plasma (tức "vụ phóng khối lượng đăng quang" - CME), mất vài ngày để chạm đến Trái Đất.

Các họng súng vũ trụ này có màu đen trong hình ảnh quan sát vì chúng lạnh hơn các khu vực xung quanh, là nơi từ trường vô cùng hỗn loạn nên thường xuyên giải phóng các luồng năng lượng.

Dự báo cơn bão địa từ này sẽ khá nhỏ, thuộc loại G1. Tuy vậy nó cũng đủ gây xáo trộn cho các vệ tinh trên quỹ đạo cũng như những trục trặc nhỏ trong lưới điện - hệ thống viễn thông, ví dụ vài vụ mất điện vô tuyến sóng ngắn.

Tin mừng là nó sẽ đẩy cực quang xuống gần bề mặt Trái Đất hơn, vì vậy bạn sẽ có một đêm Halloween ngoạn mục nếu sống trong khu vực có thể nhìn thấy cực quang.

Nguồn: [Link nguồn]

Một tiểu hành tinh khổng lồ, có khả năng nguy hiểm sẽ bay qua quỹ đạo Trái đất vào dịp Halloween

Theo NASA , một tiểu hành tinh mới được phát hiện, có khả năng nguy hiểm, gần bằng kích thước của tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới, sẽ lao qua Trái đất vào đúng dịp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN