Hôm nay, "bão lửa vũ trụ" ngược đời ập vào Trái Đất
Một số vùng ở miền Tây nước Mỹ và Thái Bình Dương có thể gặp sự cố mất điện vô tuyến, trong khi "ánh sáng phương Bắc" lan xuống những nơi bất thường trên Trái Đất.
Theo tờ Space, một loại "họng súng vũ trụ" - tức những vết đen Mặt Trời hay bắn phá Trái Đất - cực kỳ hiếm vừa giải phóng ra những quả pháo sáng mạnh mẽ và cả một quả cầu lửa gọi là "vụ phóng khối lượng đăng quang" (CME).
Họng súng vũ trụ này tên AR3296, thuộc nhóm vết đen có từ trường ngược lại các vết đen Mặt Trời khác, chỉ chiếm khoảng 3% số vết đen trên ngôi sao mẹ của chúng ta và cũng dễ bùng nổ hơn các vết đen còn lại.
Một trong những cơn "bão lửa" bùng phát từ vết đen Mặt Trời - Ảnh: NASA
Các vết đen này ngược với một quy tắc căn bản gọi là Định luật Hale, mà theo đó trong chu kỳ 25 của Mặt Trời hiện nay, các vết đen ở Bắc bán cầu phải có các cực tích điện dương ở bên phải và tích điện âm ở bên trái. AR3296 ngược lại.
Vụ bùng nổ mạnh mẽ của nó đã được các tàu vụ trụ quan sát từ lúc 5 giờ 54 phút sáng 8-5 (giờ Việt Nam. Các tính toán cho thấy các quả pháo sáng, cầu lửa từ vụ bùng nổ đó nhắm thẳng Trái Đất và sẽ chạm đến mục tiêu trong các ngày 10 và 11-5, gây ra bão địa từ.
Chúng bao gồm pháo sáng loại M1.5 cường độ trung bình và quả cầu lửa CME mạnh mẽ, có thể gây ra bão địa từ mạnh khi va chạm với từ quyển của Trái Đất.
Dự kiến tác động trong các ngày 10 và 11-5 bao gồm cực quang rực rỡ vào ban đêm ở những nơi thường không trông thấy "ánh sáng phương Bắc" này, bởi cực quang thường chỉ hiện ra ở nơi rất gần các địa cực.
Tại Mỹ, các nhà khoa học tính toán các bang như Oregon, Nebraska hay Virginia cũng có thể thấy cực quang; trong khi miền Tây nước Mỹ và khu vực Thái Bình Dương cảnh báo mất điện vô tuyến sóng ngắn.
Theo EarthSky, các công cụ dự đoán cho thấy có khả năng 99% các quả pháo sáng ập vào Trái Đất hôm 10-5 là cấp C (yếu), 55% là pháo sáng trung bình cấp M và 20% nguy cơ hứng các quả cực mạnh loại X, vốn có thể gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng bao gồm làm các vệ tinh lạc đường, thậm chí rơi ngược về Trái Đất nếu không may đang được phóng đúng thời điểm "trúng đạn".
Những cấu trúc đặc biệt bao vây Fomalhaut, một trong những ngôi sao sáng nhất khi nhìn từ Trái Đất, vừa được kính viễn vọng không gian James Webb tiết lộ.
Nguồn: [Link nguồn]