“Hố đen” gấp 60 lần Trái Đất nhắm thẳng vào chúng ta
Một lỗ hổng lớn hiếm thấy đã xuất hiện trên ngôi sao mẹ của Trái Đất, tuôn ra những dòng hạt năng lượng cao.
Theo Spaceweather, "hố đen" này là một vết đen Mặt Trời khổng lồ, với trục rộng nhất gấp 60 lần đường kính Trái Đất. Nó là một trong những dấu hiệu cho thấy ngôi sao mẹ của chúng ta sắp đến điểm cực đại trong chu kỳ.
"Hố đen" vừa nhắm thẳng vào Trái Đất - Ảnh: SDO/NASA
Vết đen Mặt Trời là những vùng tối, lạnh hơn xung quanh, nơi từ trường hỗn loạn, sự đối lưu bị ức chế.
Vì vậy, nó tạo thành một dạng "họng súng vũ trụ", thỉnh thoảng sẽ bắn những quả pháo sáng đầy năng lượng, thậm chí là một quả cầu plasma lớn gọi là "vụ phóng khối lượng đăng quang" (CME) ra xung quanh.
Vết đen mới này được các nhà khoa học đặt biệt danh là "con mắt của Sauron". Sauron là nhân vật trong phim "Chúa tể những chiếc nhẫn", thường hiện ra với hình dạng một con mắt rực lửa.
Một cách rùng mình, nó vừa hướng về phía Trái Đất và "khai hỏa".
Khi đó, các hạt năng lượng cao từ các quả pháo sáng - thật ra là những luồng "gió sao" sáng và mạnh - đập vào các đường sức từ của từ quyển Trái Đất, từ đó tạo nên bão địa từ
Chúng ta không thể trực tiếp cảm nhận bão địa từ (còn gọi là bão Mặt Trời), nhưng nếu nó quá mạnh thì lưới điện, hệ thống vô tuyến, định vị... có thể gặp sự cố.
Tuy nhiên theo Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương (NOAA) Mỹ, cơn bão địa từ ghi nhận được sau đó chỉ ở cấp G1 hoặc G2, tức loại nhẹ, nên hầu như không ảnh hưởng đến người Trái Đất
Dù vậy, bão địa từ nhẹ không có nghĩa "hố đen" này không nguy hiểm.
Một vết đen có thể giải phóng liên tục các quả pháo sáng, cầu lửa mạnh nhẹ khác nhau. Trái Đất quá may mắn khi lúc nó quay về phía chúng ta, nó chỉ bắn nhẹ.
Hiện tại "con mắt của Sauron" đã quay khỏi hướng Trái Đất nên có thể nói chúng ta đã "thoát hiểm" tạm thời. Nhưng bão địa từ dự kiến sẽ dày đặc hơn cho đến năm 2024 hoặc 2025, là thời điểm Mặt Trời được dự đoán đạt đỉnh của chu kỳ 11 năm.
Một vật thể bí ẩn không mấy xa lạ với giới thiên văn học đã lọt vào tầm ngắm của kính viễn vọng không gian James Webb.
Nguồn: [Link nguồn]