Hình ảnh rùng mình chỉ ra cách “quái vật” chứa Trái Đất nuốt đồng loại

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Hai siêu kính viễn vọng ALMA và Hubble đã ghi lại khoảnh khắc ngoạn mục khi một thiên hà khổng lồ xé tan khí hình thành sao từ thiên hà khác - hành động mà "quái vật" chứa Trái Đất có thể đã làm khoảng 16 lần.

Theo Sci-News, hình ảnh đặc biệt chụp thiên hà SDSS J144845.91+101010.5, được sinh ra khi vũ trụ gần một nửa độ tuổi hiện tại.

Thú vị nhất, SDSS J144845.91+101010.5 không ở trong trạng thái bình thường mà đang trong giai đoạn mang một chiếc đuôi ánh sáng dài, vốn là phần cơ thể của một thiên hà không may khác.

Ảnh đồ họa tái hiện chân dung thiên hà vừa ăn thịt đồng loại - Ảnh: ALMA / ESO / NAOJ / NRAO / S. Dagnello, NRAO, AUI & NSF.

Ảnh đồ họa tái hiện chân dung thiên hà vừa ăn thịt đồng loại - Ảnh: ALMA / ESO / NAOJ / NRAO / S. Dagnello, NRAO, AUI & NSF.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Justin Spilker từ Trường Đại học Texas A&M đã phân tích dữ liệu của mảng kính viễn vọng khổng lồ ALMA đặt giữ sa mạc ở Chile và Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA (2 cơ quan vũ trụ của Mỹ và châu Âu) để tìm ra SDSS J144845.91+101010.5.

Đó là một thiên hà khổng lồ, vừa xảy ra cuộc chạm trán với một thiên hà nhỏ hơn và đã gần hoàn tất việc hợp nhất thiên hà nhỏ vào cơ thể to lớn của mình.

Dữ liệu ALMA và Hubble hé lộ chiếc đuôi mà thiên hà cổ xưa này mang theo chứa gần một nửa khí hình thành sao lạnh của toàn hệ thống, tương đương 10 tỉ lần khối lượng Mặt Trời.

Theo tiến sĩ Spilker, trước đó thiên hà khổng lồ đã đột ngột ngừng hình thành sao cách đây khoảng 70 triệu năm ánh sáng sau một giai đoạn hình thành sao "bùng nổ".

Thế nhưng cuộc chạm trán có vẻ thành cơ may của gã khổng lồ, khi nó hút được của thiên hà bé nhỏ hơn lượng khí hình thành sao dồi dào, thứ có thể giúp toàn bộ thiên hà thoát khỏi trạng thái "thây ma" để tiếp tục hoạt động mạnh mẽ.

Khoảnh khắc quý giá này đã cung cấp thêm dữ liệu cho thấy một thiên hà có thể cạn năng lượng để rồi lại được tiếp thêm như thế nào, cũng như cách thức mà một thiên hà khổng lồ có thể tiến hóa, dù rằng vẫn chưa giải thích được câu đố lớn là vì sao một thiên hà đột ngột ngưng hình thành sao.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal Letters.

Thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà) của chúng ta là một ví dụ về thiên hà vẫn đang hình thành sao mạnh mẽ. Milky Way cũng là một trong số các thiên hà tầm cỡ "quái vật" trong vũ trụ, "bách chiến bách thắng" trong các cuộc đụng độ thiên hà.

Một số nghiên cứu trước đây cho thấy trong suốt lịch sử, con quái vật chứa Trái Đất này đã nuốt chửng ít nhất 16 thiên hà khác nhỏ bé hơn, đó có thể là lý do khiến nó vẫn đang là một thiên hà hình thành sao mạnh mẽ.

Nguồn: [Link nguồn]

”Vùng chết” của Ngân Hà “bùng nổ” vì 100.000 bản sao Mặt Trời

Các nhà thiên văn vừa xác định khu vực bất thường mang tên Sagittarius B1 ở gần trung tâm thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà), nơi hàng loạt ngôi sao trẻ khối lượng Mặt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN