Hệ thống thông tin liên lạc của các nhà mạng ra sao trong bão số 5?

Sự kiện: Bão số 5 Viettel

Nhờ huy động nhiều trang thiết bị dự phòng và lên các phương án ứng phó cụ thể, hệ thống thông tin liên lạc và cơ sở hạ tầng của nhà mạng VNPT và Viettel đã được đảm bảo an toàn.

Sáng 18/9, bão số 5 đã đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế rồi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Do ảnh hưởng của bão, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đã có gió mạnh cấp 8 - 9, giật cấp 11. Các tỉnh Trung Bộ cũng có mưa rất to, lượng mưa 100 - 300mm.

Cây xanh, trụ điện đã ngã la liệt trong bão số 5 vừa qua.

Cây xanh, trụ điện đã ngã la liệt trong bão số 5 vừa qua.

Sau khi bão số 5 đi qua, nhà mạng VNPT cho biết, hệ thống thông tin liên lạc và cơ sở hạ tầng của nhà mạng này được đảm bảo an toàn. "Do có sự chuẩn bị chu đáo từ trước nên đến thời điểm hiện tại, hệ thống mạng lưới viễn thông của VNPT tại các tỉnh/thành bị ảnh hưởng của bão số 5 vẫn được đảm bảo an toàn, không xảy ra sự cố ảnh hưởng tới thông tin liên lạc", đại diện VNPT khẳng định.

Trước đó, tại Thừa Thiên - Huế có 2 tuyến cáp quang bị ảnh hưởng, song đã được VNPT Thừa Thiên - Huế kịp thời khắc phục.

Cũng theo VNPT, trước khi bão số 5 đổ bộ 1 ngày, nhà mạng này đã chủ động triển khai các phương án, kịch bản phòng chống bão. Theo đó, VNPT các tỉnh/thành nằm trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão đã chủ động triển khai các phương án ứng phó, nhằm đảm bảo an toàn thông tin, giảm thiểu thiệt hại như chủ động kiểm tra, rà soát gia cố.

Trong quá trình triển khai các phương án ứng phó với bão, có phương án đảm bảo an toàn thông tin liên lạc, đảm bảo nguồn điện, truyền dẫn các trạm có cột tự đứng; bổ sung nhiên liệu, sắp xếp/bố trí nhân lực chạy máy phát điện; chuẩn bị trang thiết bị dự phòng để sẵn sàng ứng phó khi có tình huống. Các thiết bị thông tin chuyên dùng như VSAT-IP, Inmarsat cũng được kiểm tra để đảm bảo sẵn sàng phục vụ công tác chỉ đạo điều hành cho chính quyền địa phương.

Kỹ thuật viên của Viettel đang kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc trong bão số 5.

Kỹ thuật viên của Viettel đang kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc trong bão số 5.

Còn với nhà mạng Viettel, họ cũng đã lên phương án đảm bảo an toàn cho con người, bảo vệ hạ tầng mạng lưới và duy trì dịch vụ thông suốt cho khách hàng kể cả trước, trong và sau bão. Theo Viettel, đây là lần chuẩn bị phòng chống bão có quy mô lớn nhất của Viettel từ đầu năm đến nay.

Cụ thể, Viettel thành lập 9 đoàn tiền phương do chỉ huy các Tổng Công ty làm trưởng đoàn, đã có mặt và chỉ đạo trực tiếp tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam từ ngày 17/9. Gần 300 đội kỹ thuật tham gia trực tiếp và dự bị được huy động từ tất cả các địa phương khác đáp ứng yêu cầu về các mức độ ứng cứu thông tin khác nhau. Tổng số nhân sự kỹ thuật Viettel tham gia phòng chống bão số 5 lên tới gần 1.500 người.

Ngoài ra, các đơn vị của Viettel cũng đã bố trí gần 20 xe thu phát sóng cơ động, bổ sung gần 300 máy phát điện, đồng thời tổ chức lực lượng đo kiểm, dự trữ nhiên liệu, vật tư thiết bị dự phòng,... Các tuyến cáp trục quốc gia, cáp liên tỉnh, liên huyện đã được củng cố đảm bảo. Các kịch bản ứng cứu thông tin đã được xây dựng, tính toán chi tiết cho các trường hợp có tỉnh bị cô lập, mất điện,…

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ TT&TT phát công điện hỏa tốc về việc chủ động ứng phó với bão số 5

Bộ TT&TT yêu cầu các đơn vị triển khai theo phương trâm "bốn tại chỗ" phù hợp với diễn biến của bão và tình...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Bão số 5 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN