Hấp lực mới từ sàn thương mại điện tử

Trước xu hướng tiêu dùng thay đổi mạnh mẽ, một trong những nhu cầu cấp thiết với các doanh nghiệp và nhà bán lẻ hiện nay là tìm kiếm một nền tảng thương mại điện tử phù hợp và hiệu quả.

Kênh bán hàng online thắng thế

Theo khảo sát Thói quen Tiêu dùng tháng 12/2021 của PwC, việc mua hàng trên thiết bị di động hay điện thoại thông minh chạm mốc 69%, tăng từ mức 55% vào năm 2019. Ở chiều ngược lại, việc mua sắm tại các cửa hàng truyền thống đang có xu hướng giảm, chỉ đạt 67% vào tháng 12/2021 so với mức 76% khi được khảo sát vào năm 2019. Một báo cáo khác là “SYNC Đông Nam Á” của Facebook và Bain & Company cho thấy dự kiến Việt Nam sẽ có 53 triệu người tiêu dùng số vào cuối năm 2021. Việt Nam được kỳ vọng là thị trường tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, với tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử ước đạt 56 tỷ USD vào năm 2026, tăng 4,5 lần so với giá trị ước tính của năm 2021.

Tỷ lệ người tiêu dùng mua hàng trực tuyến tăng cao, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19.

Tỷ lệ người tiêu dùng mua hàng trực tuyến tăng cao, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19.

Sau đại dịch, dịch bệnh cùng mối quan tâm về sức khoẻ khiến nhu cầu về các sản phẩm thể thao, chăm sóc sức khỏe, thực phẩm chức năng, đồ dùng thiết yếu... tăng mạnh trong thời gian nhiều người phải làm việc và giải trí tại nhà. Nhiều nhà phân tích cho rằng đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp, người bán hàng phát triển và mở rộng danh mục khách hàng.

Một trong những nhu cầu cấp thiết với các nhà bán lẻ hiện nay là tìm kiếm một nền tảng thương mại điện tử phù hợp và hiệu quả. Bởi vì, cơ hội từ sự chuyển dịch từ người dùng lên online là rất lớn nhưng nó cũng có nhiều rào cản nhất định. Theo khảo sát của PwC, 85% khách hàng lựa chọn tương tác hoặc thậm chí là mua hàng với một thương hiệu đến từ giá cả, thứ đến là có dịch vụ giao nhận hiệu quả, chiếm 72%.

Chọn mặt gửi hàng…

“Đối với những thương hiệu kinh doanh trực tuyến, hai yếu tố này có mối quan hệ tương hỗ không thể thiếu vì đó gần như là yếu tố duy nhất để khiến khách hàng quay lại mua sắm trực tuyến thay vì đến cửa hàng truyền thống. Nếu bán giá tốt mà giao hàng chậm, hoặc thất lạc đơn hàng thì chi phí còn cao hơn cả bán tại cửa hàng”, ông Nguyễn Mạnh Tấn, CMO của Haravan, nhận định.

Thứ đến, theo PwC, 51% người khi mua hàng họ quan tâm đến sản phẩm đó có được sản xuất với nguồn gốc rõ ràng và minh bạch hay không. Cuối cùng, tập khách hàng mà các sàn đang sở hữu cũng đóng vai trò quan trọng. Nhóm văn phòng, vốn có thu nhập trung bình trở lên, càng cao thì khả năng đổi trả, bom hàng sẽ ít hơn.

Dựa vào các tiêu chí trên, Tiki đang nổi lên là một trong những sàn thương mại điện tử được nhiều người bán hàng lựa chọn. Sàn thương mại điện tử này thu hút hơn 100 triệu lượt truy cập mỗi tháng và tỉ lệ hài lòng của khách hàng hơn 95%.

Đáng chú ý, một trong ưu thế lớn của sàn này là toàn bộ hàng bán đều là hàng chính hãng. Để đảm bảo tuyệt đối không có hàng nhái, ngoài giấy tờ chứng nhận đảm bảo đầy đủ, Tiki cũng đòi hỏi ở các đối tác thương hiệu chất lượng sản phẩm kiểm chứng định kỳ và chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng đạt chuẩn. Nhiều gian hàng trên Tiki gắn nhãn “Official” để xác minh là chủ sở hữu thương hiệu hoặc đại lý phân phối chính thức cho thương hiệu đó.

Ngoài ra, Tiki thường xuyên tổ chức các chiến dịch ưu đãi, kích cầu mua sắm, thúc đẩy doanh số cho đối tác thương hiệu phân ra nhiều loại: flash sale, Mùa Sale Huyền Thoại, TikiClub... Tất cả đều phân bổ hợp lý, trải dài cả năm để đảm bảo tăng trưởng ổn định cho các gian hàng. Bên cạnh đó, TikiNOW là chính là một dịch vụ lớn “lấy lòng” khách hàng khi đảm bảo sản phẩm được giao nhanh trong 2h, cải thiện rõ rệt tỷ lệ hủy đơn.

Chiến dịch ưu đãi quanh năm và dịch vụ giao hàng nhanh giúp kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.

Chiến dịch ưu đãi quanh năm và dịch vụ giao hàng nhanh giúp kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.

“Đây là thời điểm tốt giúp thương mại điện tử tại Việt Nam bùng nổ. Sự cạnh tranh giữa các sàn thương mại điện tử sẽ được các yếu tố sau quyết định: Tiếp cận khách hàng hiệu quả, logistics (hậu cần) thông suốt, khả năng dự đoán và đáp ứng nhu cầu”, ông Lê Văn Hiệu, Giám đốc Quản lý ngành hàng của Tiki, cho biết.

Để việc bán hàng được hiệu quả, ông Hiệu cũng lưu ý những điểm quan trọng, chẳng hạn: Hình ảnh sản phẩm phải rõ ràng, dễ hiểu và thu hút khách hàng; Chọn mô hình vận hành phù hợp với khả năng vận hành. Ngoài ra, người bán nên tham gia tích cực vào các chương trình thúc đẩy bán hàng của sàn (Flash sale, Coupon, Freeship+…);  chạy TikiAds để điều hướng lượt truy cập (traffic) từ sàn vào gian hàng, sản phẩm của mình.

“Kênh bán hàng trên Tiki thực sự giúp Newmen duy trì tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ trong thời gian qua. Các gian hàng trên Tiki thu hút người tiêu dùng vì đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, đi kèm các chính sách bảo hành và đổi trả thuận tiện, giúp người dùng yên tâm khi mua sắm, ngay cả các sản phẩm có giá trị cao”, anh Lâm Nguyễn, chủ thương hiệu thời trang Newmen (Phú Nhuận) cho biết.

Tiki luôn đảm bảo chất lượng và nguồn gốc sản phẩm từ các gian hàng.

Tiki luôn đảm bảo chất lượng và nguồn gốc sản phẩm từ các gian hàng.

Theo các chuyên gia VCOM đánh giá, trước đây, một số thương hiệu, nhà bán lẻ xem mức giá ưu đãi và lợi nhuận thấp là yếu tố cạnh tranh lớn trên thị trường. Tuy nhiên, xu hướng mua sắm đã thay đổi, theo đó, nguồn gốc cùng chất lượng sản phẩm và trải nghiệm tốt của người dùng trở thành yếu tố cạnh tranh nhất.

Sàn thương mại điện tử Tiki vừa hoàn tất vòng gọi vốn đầu tư thứ 5 với 258 triệu USD. Ông Trần Ngọc Thái Sơn - nhà sáng lập, CEO Tiki - cho biết khoản đầu tư 258 triệu USD sẽ được Tiki tập trung hoàn toàn vào Việt Nam, cụ thể nhằm xây dựng hạ tầng, từ công nghệ, chuỗi cung ứng… để tối ưu hoá khả năng cạnh tranh của Tiki.

Tham khảo thêm về bán hàng Tiki tại đây.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN