Hành tinh khổng lồ từng "hất văng" mầm sự sống đến Trái Đất?

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Nhóm khoa học gia từ Đại học Rochester (Anh) đã tái hiện lại lịch sử hệ Mặt Trời bằng một mô hình ngoạn mục, lý giải cách Trái Đất được sinh ra là một hành tinh có thể sống được.

Trong bài công bố trên tạp chí khoa học Nature Commucations Earth and Environment đã xác định được cách mà các thiên thạch chondrite giàu nước và axit amin đã di chuyển vào khu vực hình thành của Trái Đất và tạo nên thế giới của chúng ta ngày nay.

Hành tinh khổng lồ từng "hất văng" mầm sự sống đến Trái Đất? - 1

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư khoa học Trái Đất John Tarduno của Đại học Rochester đã sử dụng 2 bộ dữ liệu: dữ liệu từ tính của thiên thạch Allende rơi xuống Mexico năm 1969, thứ được coi là di tích từ hệ Mặt Trời sơ khai; dữ liệu từ công trình mô phỏng cách gió Mặt Trời từ hóa các thiên thể quanh nó hàng tỉ năm trước mà nhóm nghiên cứu của giáo sư Eric Blackman, nghiên cứu sinh Atma Anand và tiến sĩ Jinathan Carroll-Nellenback từ Phòng thí nghiệm về Năng lượng laser của Đại học Rochester.

Sự đối chiếu cho thấy các thiên thạch chondrite ban đầu phải ở một nơi rất xa, ngoài rìa Hệ Mặt Trời. Nhưng nó đã được đưa vào bên trong nhờ một thứ bất ngờ: Sao Mộc.

Theo EurekAlert, hành tinh khổng lồ và là hành tinh đầu tiên của hệ Mặt Trời này, mà theo các nghiên cứu trước đó hình thành ở nơi rất xa Mặt Trời sau đó mới dần di chuyển lại gần, đã tác động lực hấp dẫn lên các vật thể khác trong quá trình di chuyển.

Mọi thiên thạch, tiểu hành tinh và các vật liệu tiền hành tinh trong hệ Mặt Trời đều bị xáo trộn theo sự di chuyển của gã khổng lồ này. Khi đến khu vực hiện tại, nó đã khiến nhiều thiên thạch chondrite bị phân tán vào bên trong, hòa lẫn vào các cụm vật liệu đang hình thành nên các hành tinh phía bên trong như Sao Hỏa và Trái Đất.

"Hạt mầm" của nước và các axit amin, thứ cấu thành đại dương và các khối xây dựng sự sống đã có cơ hội sinh trưởng khi Trái Đất hội đủ một số điều kiện cần thiết khác. Như nhiều công trình khác chứng minh, Sao Hỏa sơ khai có thể đã được ban tặng những thứ tương tự, nhưng quá trình tiến hóa hành tinh không may đã làm thất thoát đại dương và biến nó thành hành tinh bị tuyệt chủng.

Một yếu tố khác khiến hành tinh của chúng ta được như ngày nay chính là quá trình từ hóa do tác động của gió mặt trời đã nhắc ở trên: ở một vị trí thuận lợi, Trái Đất sơ khai được từ hóa và đã sở hữu một từ trường vừa đủ đế tự bảo vệ mình khỏi các bức xạ có hại, từ đó bảo tồn một bầu khí quyển đủ ôn hòa và một môi trường thuận lợi cho sự sống bên dưới.

Hàng loạt lục địa Trái Đất đã tan vỡ, tạo ra sự sống

Các nhà khoa học Úc đã tìm ra bằng chứng cho thấy các lục địa ngày nay chỉ là thế hệ "con cháu" của một lớp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Anh ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN