Hành tinh châu báu có thực, đang đổ mưa hồng ngọc và ngọc bích
Hành tinh châu báu có 2 mặt, một mặt ban ngày vĩnh viễn và một mặt ban đêm vĩnh viễn, bao phủ bởi những đám mây kim loại.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Mikal-Evans từ Viện Thiên văn Max Plank (Đức) đã đưa ra những kết quả đáng kinh ngạc sau khi tiến hành cuộc thăm dò chi tiết nhất từ trước đến nay bầu khí quyển của một ngoại hành tinh tên WASP-121b.
WASP-121b - Ảnh: Patricia Klein/MPIA
Đó là một hành tinh khí khổng lồ kích thước gấp 1,81 lần Sao Mộc, quay quanh sao mẹ chỉ 1,27 ngày cho mỗi vòng. Độ gần này khiến quỹ đạo của nó bị khóa vào sao mẹ, luôn chỉ hướng về ngôi sao với một mặt duy nhất.
Do đó, ngoại hành tinh này chia thành 2 nửa, một mặt ban ngày và một mặt ban đêm. Mặt ban ngày có nhiệt độ lên tới 2.727 độ C, mặt ban đêm cũng trung bình 1.227 độ C. WASP-121b được coi là nguyên mẫu cho dạng "Sao Mộc nóng" cực đoan.
Mặt ban đêm của hành tinh là một thế giới thú vị, nơi nhiệt độ chỉ "nóng vừa" đủ để các kim loại được phát hiện trước đó trong bầu khí quyển có thể biến thành mây. Chúng bao gồm vanadi, sắt, crom, canxi, natri, ma-giê và niken, nhưng không có nhôm và titan.
Nhôm và titan được cho là đã ngưng tụ và chìm sâu hơn vào lớp dưới của bầu khí quyển. Ở đó nhôm kết hợp với oxy tạo thành corundum. Khi mây chứa kim loại ở tầng trên đi xuống và gặp corundum, nếu chúng phản ứng giống Trái Đát, sẽ tạo ra hồng ngọc và ngọc bích.
Tuy nhiên nếu điều đó xảy ra, hồng ngọc và ngọc bích sẽ ở dạng lỏng: những cơn mưa đá quý tưởng chừng chỉ có trong thần thoại.
Nghiên cứu vừa công bố trên Nature Astronomy.
Xoay vòng trong vũ trụ, ba thiên hà xa xôi va chạm trong một hình ảnh mới tuyệt đẹp do Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA chụp lại.
Nguồn: [Link nguồn]