Hacker thực hiện gần nửa tỷ cuộc tấn công mạng nhằm vét tiền trong năm qua

Ít nhất 455.708 cuộc tấn công giả mạo tài chính đã nhắm vào các công ty thuộc nhiều quy mô khác nhau trong khu vực.

Bằng cách giả vờ là một người hoặc tổ chức mà người dùng tin tưởng, những đường link giả mạo sẽ thuyết phục người dùng thực hiện thao tác cho phép kẻ lừa đảo truy cập vào thiết bị, tài khoản và thông tin cá nhân của họ. Chúng có thể dễ dàng lây nhiễm phần mềm độc hại cho nạn nhân hoặc đánh cắp thông tin nhạy cảm.

Những kế hoạch tấn công phi kỹ thuật (social engineering) thường lợi dụng sự tin tưởng của người dùng để có được thông tin giá trị. Ở đây, thông tin giá trị có thể là bất cứ điều gì từ thông tin đăng nhập mạng xã hội đến toàn bộ danh tính thông qua số căn cước nhân dân. Hình thức lừa đảo này thúc giục người dùng mở tệp đính kèm, nhấp vào link và điền vào biểu mẫu hoặc phản hồi bằng cách cung cấp thông tin cá nhân.

Tấn công mạng thường nhắm tới mục tiêu tài chính. (Ảnh minh họa)

Tấn công mạng thường nhắm tới mục tiêu tài chính. (Ảnh minh họa)

Trong đó, giả mạo tài chính (financial phishing) là một hình thức phổ biến, nhằm lừa đảo tài sản liên quan đến ngân hàng, cửa hàng kỹ thuật số và hệ thống thanh toán. Một trong những hình thức giả mạo hệ thống thanh toán (payment system phishing) là mạo danh các thương hiệu thanh toán nổi tiếng.

Trong năm 2023, các giải pháp của Kaspersky đã phát hiện và ngăn chặn tổng cộng 455.708 cuộc tấn công giả mạo tài chính, nhắm vào các công ty thuộc nhiều quy mô khác nhau trong khu vực. Số liệu thống kê tiết lộ số lần người dùng nhấp chuột vào các đường link lừa đảo, được đặt trong các kênh liên lạc khác nhau bao gồm email, website lừa đảo, ứng dụng nhắn tin hoặc mạng xã hội…

Cụ thể, Philippines ghi nhận 163.279 số vụ giả mạo tài chính cao nhất trong năm 2023. Theo sau là Malaysia với 124.105 vụ, Indonesia cũng ghi nhận 97.465 cuộc tấn công, trong khi số vụ tấn công tại Việt Nam là 36.130. Thái Lan và Singapore là hai quốc gia có số lượng tấn công ít nhất, lần lượt là 25.227 và 9.502.

Ông Yeo Siang Tiong - Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á nhận định, tấn công giả mạo là một hình thức tấn công có xác suất thành công cao của tội phạm mạng khi xâm nhập vào mạng lưới doanh nghiệp. Theo đó, sự trỗi dậy của AI đã tiếp tay cho tội phạm mạng tạo ra các tin nhắn lừa đảo hoặc lừa đảo tài sản. Điều này dẫn đến sự khó khăn cho người dùng trong việc phân biệt giữa lừa đảo và giao tiếp thông thường.

Nguồn: [Link nguồn]

Lỗ hổng bảo mật mới được tìm thấy trong chatbot AI phổ biến khiến tin tặc có thể biết được tất cả bí mật của bạn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An An ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN