Grab bị phạt 900 triệu vì mở kênh thanh toán tiền không giấy phép
Công ty TNHH Grab bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng với số tiền là 900 triệu đồng, do cung ứng dịch vụ GrabPay không có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trước khi bị phạt 120 triệu vì không chấp hành các thủ tục về đăng ký khoản vay nước ngoài. Grab đã từng bị 1 án phạt nặng nề hơn 900 triệu đồng - một mức phạt cao ít có.
Cuối năm 2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với Công ty TNHH Grab (trụ sở tại 268 Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10, TP. Hồ Chí Minh). Mức tiền phạt là 900 triệu đồng.
Lý do mà Công ty TNHH Grab bị xử phạt là do công ty này đã cung ứng dịch vụ GrabPay (là dịch vụ trung gian thanh toán thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện) không có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vi phạm các quy định sau: Khoản 2, 3 Điều 7 và Dòng 239 Phụ lục 4 Luật Đầu tư năm 2014 (sửa đổi, bổ sung tại Luật số 03/2016/QH14 ngày 22/11/2016); Khoản 6 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2014; Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (được bổ sung tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016).
Grab bị phạt 900 triệu do cung ứng dịch vụ GrabPay không giấy phép.
Quyết định này cũng giao và yêu cầu ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty TNHH Grab Việt Nam, là người đại diện cho tổ chức vi phạm phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt. Nếu quá thời hạn mà Công ty TNHH Grab không tự nguyện chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo đúng quy định của pháp luật.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Grab với số tiền 120 triệu đồng do công ty này đã không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính đối với việc đăng ký khoản vay nước ngoài.
Cụ thể, Công ty TNHH Grab không tuân thủ quy định về thời gian gửi hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài ngắn hạn được gia hạn thành trung, dài hạn mà tổng thời hạn của khoản vay là trên 01 năm. Hành vi trên vi phạm quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 13 Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26/02/2016.
Liên quan vụ việc này, phía Grab thừa nhận các lỗi trong quyết định của NHNN. Grab cho biết, đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước để khắc phục đối với hồ sơ đăng ký và nghiêm túc chấp hành các yêu cầu từ phía Ngân hàng Nhà nước.
Cuối năm 2018, Bộ TT&TT đã ra quyết định thanh tra việc thực hiện quản lý thuê bao di động trả trước của Viettel. Đến...