Gotech và cơ hội dẫn đầu "cơn sốt" siêu trí tuệ mang tên ChatGPT

Đầu tiên tại Việt Nam, ChatGPT được DN công nghệ Gotech đầu tư và ứng dụng trên màn hình thông minh và Carplay box trên ô tô trong sản phẩm mang tên GotechGPT.

ChatGPT – Siêu trí tuệ DN nào cũng “thèm muốn”

“Cực kỳ ấn tượng”; “Vô cùng phong phú”; “Siêu thú vị”,… Đó là cách các chuyên gia công nghệ toàn cầu mô tả ChatGPT - mô hình chatbot đàm thoại được OpenAI phát hành vào tháng 11/2022.

Ngay sau đó, ông Andrew Ng, nhà sáng lập DeepLearning.ai nhận định: “ChatGPT là một công nghệ hấp dẫn có tiềm năng biến đổi cách chúng ta giao tiếp với máy móc”.

Về góc nhìn của người tiêu dùng, theo báo cáo Chatbot Statistics Cheatsheet của Opus Research, 35% trong số họ muốn thấy nhiều công ty sử dụng chatbot hơn. Trong khi 48% người tiêu dùng không quan tâm liệu con người hay chatbot tự động có giúp họ giải đáp thắc mắc về dịch vụ khách hàng.

Do đó, “sẽ không ngạc nhiên khi trong 2 năm tới, nhiều công ty trị giá hàng tỷ USD được xây dựng dựa trên các mô hình nền tảng của OpenAI. Các công ty khởi nghiệp thành công nhất sẽ không phải là công ty tốt nhất về đổi mới kỹ thuật - vốn là trọng tâm hiện nay. Thay vào đó, DN thành công nhờ dữ liệu mới và cách họ kết hợp vào các mô hình của OpenAI. Dữ liệu và ứng dụng mới lạ này sẽ là cầu nối thiết lập nhóm kỳ lân AI tiếp theo”, David Shim, nhà sáng lập và CEO của Read AI cho biết.

ChatGPT và các công nghệ AI liên quan đang nhận được nhiều tiếng vang trong tất cả các ngành, đặc biệt là ngành công nghệ. (Nguồn: Google Trends)

ChatGPT và các công nghệ AI liên quan đang nhận được nhiều tiếng vang trong tất cả các ngành, đặc biệt là ngành công nghệ. (Nguồn: Google Trends)

Trên thực tế, các DN toàn cầu đang tìm kiếm cách ứng dụng ChatGPT trong hoạt động của họ theo cách hiệu quả và thú vị. Tuy nhiên, để thực sự tối đa hóa lợi ích của ChatGPT, các DN nói chung và đặc biệt là DN công nghệ cần tinh chỉnh công cụ này để đáp ứng các nhu cầu và mục tiêu cụ thể của họ.

Tại Việt Nam, trước làn sóng công nghệ mới này, các DN cần suy nghĩ về cách họ đang thực hiện công việc của mình, những sản phẩm và dịch vụ họ cung cấp cũng như cách các AI như ChatGPT có thể nâng cao quy trình làm việc và mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Mặt khác, cơ hội của các chatbot dựa trên AI cũng có thể biến thành mối đe dọa nếu đối thủ cạnh tranh tận dụng thành công công nghệ này, còn DN của bạn thì không.

Nói về tiềm năng ứng dụng của công nghệ ChatGPT, ông Nguyễn Văn Đồng – CEO Gotech cho rằng, một trong những lợi thế đáng kể nhất của công nghệ ChatGPT là khả năng giao tiếp và cải thiện dịch vụ khách hàng.

“Bằng cách phát triển ChatGPT tùy chỉnh, DN có thể tạo chatbot phù hợp với nhu cầu cụ thể của họ. Những chatbot này có thể giúp trả lời các câu hỏi của khách hàng, đưa ra đề xuất phù hợp. Từ đó, DN có thể hỗ trợ và đồng hành cùng khách hàng 24/7, giống như cung cấp một trợ lý ảo siêu cấp để chăm sóc từng khách hàng theo sở thích, nhu cầu được cá nhân hóa”.

“Thổi hồn” ChatGPT vào sản phẩm, liệu có dễ dàng với DN công nghệ Việt?

Hiện tại, Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để nâng tầm AI trở thành một công nghệ chủ lực. Theo báo cáo "Chỉ số sẵn sàng AI của Chính phủ năm 2022” do Oxford Insights (Anh) công bố, Việt Nam xếp hạng 55/181 toàn cầu và xếp thứ 6/10 trong ASEAN về chỉ số sẵn sàng AI.

Báo cáo này cũng nhận định Việt Nam đang có các lợi thế như dân số trẻ, có kỹ năng kỹ thuật số cao, có khả năng thích nghi nhanh với các giải pháp kỹ thuật số, đây là những điều kiện lý tưởng để phát triển công nghệ AI.

Các công ty công nghệ trong nước kỳ vọng ChatGPT sẽ tạo thuận lợi hơn họ trong việc tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường.

Các công ty công nghệ trong nước kỳ vọng ChatGPT sẽ tạo thuận lợi hơn họ trong việc tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường.

Sở hữu những lợi thế trên trong cơn sốt trí tuệ nhân tạo, liệu các DN công nghệ Việt sẽ làm được những gì để cạnh tranh và phát triển? Song song với đó, việc làm chủ công nghệ, tối ưu hóa và cải tiến chất lượng sản phẩm theo xu hướng chung cũng là một vấn đề mà các DN công nghệ Việt cần phải cân nhắc. Đây là một thách thức lớn nhưng cũng là một cơ hội có một không hai cho các sản phẩm công nghệ Việt vươn lên.

Trong cuộc đua tranh khốc liệt này, Công ty công nghệ Gotech luôn nhanh nhạy và tiên phong trong việc nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, cho ra đời các sản phẩm công nghệ số thông minh, an toàn và gần gũi với người Việt hơn bao giờ hết.

Sự phát triển ngày càng lớn mạnh của DN công nghệ Gotech được thể hiện rõ nhất ở việc mới đây, công ty đã “bắt tay” với ChatGPT và cho ra đời Trợ lý ảo hỗ trợ giọng nói GotechGPT. Theo đó, GotechGPT được tích hợp sẵn có trên màn hình ô tô thông minh và trong Carplay Box Gotech. Sự kiện này như một mồi lửa, châm ngòi cho cuộc chạy đua đưa ChatGPT lên ô tô mà nhiều hãng xe sang toàn cầu như Mercedes, General Motors,… đang cạnh tranh ngôi vị dẫn đầu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN