Google cuối cùng chịu trả tiền cho báo chí để dùng nội dung tin tức

Sự kiện: Google

TPO - Các nhà chức trách Australia đang hướng tới việc ban hành điều luật truyền thông đầu tiên trên thế giới yêu cầu các công ty công nghệ trả tiền cho các hãng tin tức, báo chí để lưu trữ nội dung của họ trên các trang web của mình, cụ thể là Google và Facebook. Hai gã khổng lồ công nghệ này từng chỉ trích đạo luật và đe dọa rút các dịch vụ của họ khỏi Australia nếu nó có hiệu lực.

Google cuối cùng chịu trả tiền cho báo chí để dùng nội dung tin tức - 1

Google, gã khổng lồ về công nghệ và dịch vụ Internet có trụ sở tại Mỹ đã ký một thỏa thuận hàng triệu USD với Seven West Media, một công ty tin tức ở Australia, trả tiền để tin tức của họ được hiển thị trên dịch vụ Google’s News Showcase, Guardian đưa tin.

Theo bản tin, chủ tịch của công ty truyền thông Seven West Media, Kerry Stokes, cho biết thỏa thuận mang lại cho công ty khoản "thanh toán sòng phẳng" cho nội dung của họ. Tuy nhiên, thỏa thuận còn 30 ngày nữa mới được chốt.

Số tiền chính xác của thỏa thuận không được tiết lộ.

“Quan hệ đối tác mới của chúng tôi công nhận giá trị, uy tín và sự tin tưởng của các thương hiệu tin tức hàng đầu của chúng tôi và nội dung giải trí trên các tờ báo của Seven West ở Australia," ông Stokes nói. “Chúng tôi rất hoan nghênh Google đã đảm nhận vị trí tiên phong ở Australia và chúng tôi tin rằng nhóm của họ cam kết thực hiện đúng tinh thần của bộ quy tắc được đề xuất”.

Theo báo cáo, các thỏa thuận cấp phép trình duyệt là một cách để Google trả tiền cho các hãng tin tức mà không phải trả tiền cho tin tức được hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Google hiện đang đàm phán về tính năng này với các phương tiện truyền thông khác của Australia.

Một chức năng tương tự có tên Facebook News đã được Facebook tạo ra và công ty được cho là đang đàm phán với các hãng truyền thông giấu tên ở Australia.

Josh Frydenberg, bộ trưởng Tài chính Australia, trước đó đã nói trong một cuộc phỏng vấn rằng Facebook và Google "rất tập trung vào những gì đang xảy ra ở Australia nhưng tôi cảm thấy họ cũng đang cố gắng đạt được các giao dịch và điều đó được hoan nghênh."

Theo Associated Press, Google đã ký thỏa thuận với hơn 450 ấn phẩm trên toàn thế giới. Công ty được cho là đã trả cho các phương tiện truyền thông nhỏ hơn của Australia, và Seven West là công ty lớn đầu tiên.

Bộ luật do chính phủ Australia soạn thảo dựa trên lệnh của Bộ Tài chính năm 2018 gửi tới cơ quan bảo hộ cạnh tranh và người tiêu dùng Australia yêu cầu điều tra tác động của những gã khổng lồ công nghệ đối với môi trường truyền thông tin tức đang gặp khó khăn. Một số nhà phê bình cho rằng các quy tắc mới được soạn thảo theo lệnh của ông trùm truyền thông Australia Rupert Murdoch.

Google và Facebook đã vận động để chống lại chủ trương này, cho rằng nó không khả thi. Năm ngoái, Facebook đe dọa sẽ cấm người Australia chia sẻ tin tức nếu luật được thông qua, trong khi Google cho biết hồi tháng 1 rằng họ sẽ "không còn lựa chọn nào khác" ngoài việc đóng công cụ tìm kiếm của mình ở Australia.

Khi các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới hành động để chống lại sức mạnh quá mức của những gã khổng lồ công nghệ có trụ sở tại Mỹ, bộ luật này có thể chứng tỏ là một động lực cho các quốc gia khác.

7 nội dung không nên tìm kiếm trên Google nhưng hầu như ai cũng làm

Google thực sự là một công cụ tìm kiếm hữu ích với con người nhưng không phải bất cứ điều gì chúng ta cũng nên tìm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Minh ([Tên nguồn])
Google Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN