Giới kinh doanh coi chừng "lãi ảo, lỗ thật" nếu không tự vệ bằng công nghệ

Sự kiện: Công nghệ

Khách hàng có thể cố tình che giấu hàng hóa, tráo đổi giá tag hoặc bao bì sản phẩm khi mua hàng khiến cửa hàng bán lẻ bị thiệt hại.

Nghiên cứu mới đây của Planet Retail RNG cho thấy, chỉ số thất thoát bán lẻ toàn cầu đang ở mức 1,82% doanh thu/năm, ứng với tổn thất trên phạm vi toàn cầu vào khoảng 99,56 tỉ USD. Con số này "lẹm" vào 21% phần giá trị tăng trưởng ước tính của ngành bán lẻ. Vì vậy, các giải pháp nhằm phòng chống thất thoát trở thành chiến lược ưu tiên của những nhà bán lẻ trên toàn cầu, trong đó không thể không nhắc tới những giải pháp công nghệ.

Giới kinh doanh coi chừng "lãi ảo, lỗ thật" nếu không tự vệ bằng công nghệ - 1

Ngành bán lẻ toàn cầu có tỉ suất lợi nhuận thấp nhưng lại đang thất thoát lớn. (Ảnh minh họa)

Để giải quyết tình trạng thất thoát này và gia tăng tỉ suất lợi nhuận cho các cửa hàng bán lẻ, Sapo (một đơn vị cung cấp phần mềm quản lý bán hàng đa kênh) khuyên các chủ shop nên áp dụng các biện pháp an ninh, phòng chống mất cắp như gắn sensor với hàng hóa dễ mất cắp, lắp camera theo dõi, chiếu màn hình TV trong cửa hàng, sử dụng gương, chuông báo động…

Ngoài ra, Sapo khuyên chủ shop nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng kết hợp với việc kiểm kê kho hàng một phần định kỳ thường xuyên. Các giải pháp này sẽ giúp các chủ shop, nhà quản lý nắm bắt được kịp thời tình hình kinh doanh, hàng tồn kho, cũng như kiểm soát được tình trạng thất thoát.

Giới kinh doanh coi chừng "lãi ảo, lỗ thật" nếu không tự vệ bằng công nghệ - 2

Áp dụng công nghệ là cách giúp giảm thiểu tổn thất cho các cửa hàng bán lẻ.

Chỉ số thất thoát bán lẻ toàn cầu trong báo cáo của Planet Retail RNG là kết quả khảo sát 1.120 đại diện của những tập đoàn bán lẻ toàn cầu từ 14 quốc gia, ứng với 13 ngành hàng. Những đối tượng khảo sát sở hữu 229.000 cửa hàng, chiếm tới 80% thị trường bán lẻ toàn cầu.

So sánh về tỉ lệ thất thoát trên toàn cầu của các cửa hàng giữa các khu vực, báo cáo cho hay, tỉ lệ thất thoát cao nhất là ở Mỹ (chiếm 1,85% doanh thu), xếp thứ 2 là châu Âu với 1,83%. Khu vực Mỹ La-tinh đứng thứ 3 với 1,81% và sau cùng là các nước châu Á - Thái Bình Dương với 1,75%.

Nguyên nhân thất thoát được chia làm 4 nguồn chính tương ứng với các tỉ trọng như sau: Kẻ cắp bên ngoài (chiếm 34,34%), tình trạng này thường xảy ra khi khách hàng cố tình che giấu hàng hóa, tráo đổi giá tag hoặc bao bì sản phẩm; những sai sót trong quá trình làm việc với nhà cung cấp (chiếm 24,28%); do hành vi gian lận từ nội bộ, nhân viên (chiếm 22,95%), nhân viên cố tình lấy trộm hàng hóa hoặc có sự nhầm lẫn; và cuối cùng là lỗi sai sót do quy trình hành chính, giấy tờ, sổ sách (chiếm 18,43%).

Bên cạnh đó, tỉ lệ thất thoát bán lẻ cũng khác nhau rõ rệt giữa các nhóm ngành. Theo báo cáo này, tỉ lệ thất thoát của nhóm các cửa hàng thuốc, dược phẩm, nước hoa đứng đầu bảng với 2,12% doanh thu; nhóm các cửa hàng giảm giá xếp thứ 2 về tỉ lệ thất thoát với 2,06%; các cửa hàng thời trang và phụ kiện đứng thứ 3 với tỉ lệ thất thoát 1,98%. Thông thường, những mặt hàng nhỏ gọn dễ bị ăn cắp, thất thoát trong quá trình giao dịch.

Trong một báo cáo khác của S&P500, chỉ số tỉ suất lợi nhuận ròng của ngành bán lẻ giữ tỉ suất thấp nhất, đặc biệt với những cửa hàng bán lẻ online chỉ duy trì ở mức 0,5 - 3,5%. Chẳng hạn như Amazon có tỉ suất lợi nhuận ròng dưới 2%/năm kể từ 2010; hay WalMart cũng chỉ đạt tỉ suất lợi nhuận ròng 3% mỗi năm.

Chính vì tỉ lệ thất thoát cao trong khi tỉ suất lợi nhuận thấp nên các cửa hàng bán lẻ dễ rơi vào tình trạng "lãi ảo, lỗ thật".

Trang TMĐT Amazon của tỉ phú Jeff Bezos đang từng bước len lỏi vào Việt Nam

Amazon là kênh thương mại điện tử nổi tiếng thế giới với hơn 300 triệu tài khoản người mua.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN